NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HIỆN NAY

 

Th.S Nguyễn Thị Linh Huyền

Khoa Lý luận chính trị

 Một trong những mục tiêu của đào tạo cử nhân ngành Giáo dục chính trị thuộc khối ngành sư phạm có kiến thức vững vàng về khoa học lý luận chính trị và khoa học giáo dục; Có đạo đức, tác phong của người cán bộ cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp. Có kĩ năng sư phạm, vận dụng tốt phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học Giáo dục công dân và các môn Lý luận chính trị; có khả năng tiếp cận và xử lý các tình huống chính trị; tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và các công tác khác trong hệ thống chính trị. 

Để đảm bảo mục tiêu đó, môn PPDH môn GDCD hướng tới trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về lý luận dạy học môn GDCD ở trường THPT; Củng cố lại các kiến thức cơ bản của triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học và pháp luật chuyên ngành cho SV; Hướng dẫn để SV thực hành giảng các nội dung trong sách giáo khoa GDCD lớp 10,11,12. 

Nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu môn học, qua thực tiễn giảng dạy tôi xin đưa ra những nhận định về việc RLNVSP của SV khoa ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực RLNVSP cho SV ĐH GDCT ở trường ĐH Tây Bắc.

        Năng lực nghề nghiệp của SV trong dạy học GDCD là kết quả tổng hợp của 3 thành tố: kiến thức chuyên môn về GDCD, nghiệp vụ sư phạm về GDCD và thái độ đối với nghề dạy học GDCD. Nâng cao năng lực nghề nghiệp cho SV trong dạy học GDCD chính là làm thế nào để nâng cao chất lượng của 3 thành tố này, trong đó nâng cao chất lượng của RLNVSP về GDCD chính là nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng nghề GV môn GDCD.

       Với đặc thù của trường trên địa bàn Tây Bắc, số lượng sinh viên người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao, số lượng SV khoa lý luận chính trị trong những năm gần đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số (có cả SV quốc tịch Lào) các em nhút nhát trong giao tiếp, phát âm tiếng phổ thông còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp cận các kiến thức khoa học chuyên ngành chưa cao, còn thụ động trong việc học các môn chuyên ngành nói chung và môn PPDH môn GDCD nói riêng. Qua hướng dẫn, theo dõi, đánh giá việc rèn nghề của các em tôi thấy SV còn yếu, còn “hổng” về kiến thức triết học, kinh tế chính trị, CNXHKH, Pháp luật… Chưa vững lý thuyết thì tất yếu chưa giỏi thực hành vì nhiều em chưa làm chủ được kiến thức nên lúng túng khi tập giảng trên bảng, không có khả năng bao quát lớp và bỏ qua khâu giải quyết các tình huống sư phạm. Hoặc có em có nắm được kiến thức cơ bản nhưng khả năng liên hệ thực tế còn hạn chế, các kỹ năng dạy học chưa đảm bảo như: trình bày bảng chưa khoa học, ngôn ngữ, văn phong diễn đạt chưa thoát ý; nhiều em còn rất lười trong việc chuẩn bị giáo án, tập giảng, ý thức rèn nghề cho bản thân của một số em còn kém, chưa có tính tự giác. Thậm chí nhiều em còn mặc cảm với môn dạy của mình do quan niệm cho rằng đây là môn phụ, không quan trọng… Nghĩa là nhiều em chưa tâm huyết, chưa yêu nghề của mình. 

        Để góp phần khắc phục thực trạng trên, theo tôi cần tập hành trụ cột trong RLNVSP.

        Sáu là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho RLNVSP. Để công tác RLNVSP đạt tới trình độ chuyên nghiệp thì SV phải có các phòng học chuyên dụng với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết (bảng, phấn, gương, camera, các đồ dùng trực quan…). Tại đây, SV có thể tập giảng, rèn luyện theo một quy trình khoa học và chỉnh sửa các thao tác nghề nghiệp chưa chuẩn, đồng thời xem và phân tích các giờ giảng mẫu qua băng hình để học tập, đúc rút kinh nghiệm…Nếu vấn đề này được đảm bảo sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng RLNVSP của SV.

       Bảy là, cần đổi mới cách kiểm tra, đánh giá trình độ NVSP của SV, để các em tự tin về kiến thức, học thật, thi thật thì cần thay đổi hình thức thi viết sang thi vấn đáp một số môn chuyên ngành như triết học, kinh tế chính trị, CNXH KH… Các môn thuộc về PP cũng cần được chuyển sang hình thức thi vấn đáp, thi giảng để đánh giá chính xác khả năng của SV và cũng tạo ra động lực phấn đấu cho các em có trách nhiệm cao đối với việc học và nâng cao tay nghề.

      Tám là, cần xây dựng và thực hiện môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, bình đẳng, có chính sách hợp lý về chế độ, quyền lợi để GV bộ môn PPDH GDCD thoải mái về tâm lý, yên tâm, phấn khởi làm tốt nhiệm vụ giảng dạy và phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn.