SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THI TRẮC NGHIỆM TRONG KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGÀNH.

                                            Ths. Nguyễn Thị Thu Châu

   Khoa Lý luận Chính trị

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra một trong những hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo: “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”[1].

Có thể thấy rằng, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy và học tập; kiểm tra và đánh giá là một hoạt động gắn bó hữu cơ, không thể tách rời với quá trình giảng dạy và học tập. Thông qua kiểm tra, đánh giá người thầy có thể thu thập được những thông tin cần thiết để điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Có thể nói kiểm tra, đánh giá là thước đo và là động lực để thúc đẩy quá trình đổi mới công tác giảng dạy và học tập, là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.

Pháp luật là một trong những môn học quan trọng thuộc chương trình đại cương, việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Điều nàycó ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và nhận  thức của sinh viên về pháp luật đáp ứng tốt chuẩn đầu ra của nhà trường và nhu cầu của xã hội.

1.Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá

Như chúng ta đã biết môn Pháp luật đại cương là một môn đề cập đến các kiến thức chung nhất về Nhà nước và Pháp luật, nội dung môn nhiều nhưng thời lượng dạy thì ngắn. Ngoài những kiến thức cơ bản về Nhà nước thì sinh viên phải nắm hầu như toàn bộ các vấn đề cơ bản thuộc các luật khác nhau, nội dung, câu chữ của môn học khó hiểu, khó học. Mặc dù trong kiểm tra, đánh giá sinh viên trong quá trình học chúng ta cũng đã có các hình thức như thảo luận, làm bài tập nhóm...Tuy nhiên ở bài thi kết thúc học phần môn học thì kiểm tra còn thiên về học thuộc lòng, kiểm tra trí nhớ một cách máy móc, đơn điệu, vụn vặt, kiểm tra kiến thức thiên về tái hiện kiến thức, xem nhẹ kỹ năng, kết quả là sinh viên ít động não, phân tích suy luận vào một vấn đề mà không thấy được các vấn đề liên quan khác, nguyên nhân hoặc kết quả của nó. - Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên chưa có tác dụng mạnh mẽ kích thích, động viên sinh viên, ra đề khó thì sinh viên tâm lý chán nản, dễ quá thì sinh viên chủ quan …không đánh giái đúng trình độ sinh viên, Các hình thức kiểm tra chủ yếu là lý thuyết, tự luận là chính, các dạng đề kiểm tra, hình thức kiểm tra còn đơn điệu. Do vậy để đạt được các mục tiêu của môn học như

Giúp cho sinh viên có sự hiểu biết và nắm bắt một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật và các ngành luật cụ thể.

Xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mỗi cá nhân, cũng như vận dụng vào cuộc sống, tuyên truyền chủ trương đường lối,chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước là rất khó

Từ thực tế giảng dạy cho sinh viên không chuyên ngành ĐHGDCT vừa qua, đặc biệt là kỳ thi kết thúc học phần dành cho K57 vừa qua, nội dung đề thi đã được đổi mới kết hợp thi trắc nghiệm với tự luận thì kết quả cho thấy phần thi trắc nghiệm sinh viên làm tốt hơn. Vì vậy trong trong nội dung bài tham luận tôi  đề xuất áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn pháp luật đại cương cho sinh viên không chuyên ngành.

2. Mô tả Phương pháp thi trắc nghiệm

Phương pháp đánh giá bằng bài thi trắc nghiệm là phương pháp sử dụng bài trắc nghiệm làm công cụ để đánh giá kết quả học tập của học viên.

a. Phân loại:

- Căn cứ vào giáo dục, ta chia thành hai loại

+ TN năng lực: đo về năng lực của cá nhân ( TN trí tuệ, TN năng khiếu…)

+  TN kết quả học tập: đánh giá tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ của học viên.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng kết quả TN:

+ TN đối chiếu: so sánh kết quả học tập giữa các học viên

+ TN theo tiêu chí: xác định khả năng hay kết quả học tập của học viên so với mục tiêu đề ra ban đầu.- Căn cứ vào nội dung môn học:

+ TN viết

+ TN phi ngôn ngữ

+ TN dùng lời

b. Các loại câu hỏi trắc nghiệm:

* Câu hỏi lựa chọn là loại câu hỏi, trong đó có phần gốc và phần trả lời. Phần gốc là một câu dẫn, tạo cơ sở cho sự lựa chọn. Phần trả lời là các phương án cho sẵn, trong đó có một phương án đúng nhất theo nội dung của phần dẫn, còn các phương án khác có tác dụng gây nhiễu. Trong một câu hỏi, tốt nhất là nên có từ 4 - 5 phương án lựa chọn.

VD: Văn bảo nào có hiệu lực cao nhất

a.      Luật

b.     Hiến pháp

c.      Nghị quyết

d.     Pháp lệnh

- Một số yêu cầu khi soạn thảo:

+ Phần gốc và phần lựa chọn phải trên cùng một nội dung đánh giá.
+ Các phương án trả lời phải tương tự nhau về độ khó, độ dài của câu.
+ Hạn chế những câu trả lời dạng : tất cả những ý đó, tất cả đều sai…(dễ làm học viên hiểu lầm xem đó là gợi ý )

+ Chỉ nên có một lựa chọn đúng

+ Vị trí các câu trả lời đúng cần được đảo ngược ngẫu nhiên. Câu hỏi đúng - sai

* Câu hỏi đúng - sai là loại câu khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề nào đó. Học viên phải đọc, suy nghĩ và nhận định lời khẳng định hoặc phủ địnhđó là đúng hay sai.

Ví dụ: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân là như nhau? Đúng hay sai, tại sao, cho ví dụ.

          Hành vi có ích cho xã hội là hành vi hợp pháp: Đúng hay sai, tại sao? cho vd  

- Câu hỏi đúng sai phù hợp để hỏi những sự kiện, thuật ngữ và các kiến thức có quan hệ nhân quả. Dễ khuyến khích người trả lời phỏng đoán, không phù hợp khi dùng đo các kiến thức có tính suy luận cao, vì vậy không nên dùng nhiều trong các bài trắc nghiệm. Nhưng đối với môn Pháp luật đại cương có thể dùng để hỏi vì nó dễ dàng cho chúng ta biết các em có hiểu bài hay không hay trắc nghiệm may mắn.

- Một số yêu cầu khi soạn thảo

+ Ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, súc tích.

+ Tránh dùng câu phủ định như “không”, “không phải” hoặc các từ “đôi khi”, “luôn luôn”, …vì chúng dễ gây hiểu lầm

+ Bố trí các câu đúng và câu sai có dụng ý, nhằm tránh sự trùng lặp các câu

đúng hoặc sai theo qui luật.

Ngoài ra có thể sử dụng câu hỏi ghép đôi

Câu ghép đôi là câu hỏi có hai phần: phần dẫn và phần trả lời. Phần dẫn thường ở bên trái, là các câu, các mệnh đề nêu thuật ngữ, nội dung, định nghĩa… Phần trả lời là phần bên phải, cũng bao gồm các câu, mệnh đề…mà nếu được ghép đúng vào mệnh đề dẫn ở bên trái sẽ trở thành một phương án đúng, một ý hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của học viên là ghép mệnh đề có trong phần trả lời vào mệnh đề tương ứng ở phần dẫn. Yêu cầu của bài trắc nghiệm Có giá trị Có độ tin cậy về kết quả Độ khó của câu và bài trắc nghiệm Độ phân biệt

3.  Ưu điểm – hạn chế và bài học kinh nghiệm

Ưu điểm:

- Bài TN có thể đo được dải khá rộng các mức độ kết quả học tập của học viên theo mục tiêu: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

- Tính khách quan cao.

- Tính bao quát về nội dung lẫn đối tượng cao

- Tiết kiệm thời gian (làm nhanh, dễ chấm, chấm nhanh…)

          Hạn chế:

 -Khó đánh giá chiều sâu trong nhận thức của học viên, đặc biệt là sức sáng tạo của học viên.

- Việc soạn thảo bài trắc nghiệm khó, đòi hỏi người soạn phải có kĩ thuật, kinh nghiệm.

- Việc soạn thảo hình thành bài TN tốn nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn phức tạp, tốn kinh phí.

Bài học kinh nghiệm

- Không áp dụng phương pháp đối với tất cả các nội dung của học phần mà chỉ lựa chọn những nội dung thích hợp, bên cạnh đó tùy theo nội dung mà giảng viên áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau trong cùng một thi (như trắc nghiệm, tự luận và bài tập) để đánh giá, phân loại sinh viên được chính xác hơn

- Giảng viên cần đầu tư thời gian đễây dựng ngân hàng câu hỏi cho hoàn thiện và hợp lý