VỀ VIỆC GẮN LÍ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ.

 

Th.s: Giang Quỳnh Hương (Sưu Tầm)

Lý luận là sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn, là sự tổng hợp các tri thức

về tự nhiên, xã hội đã được tích lũy trong quá trình lịch sử, tiêu chuẩn của một

lý luận khoa học là nó phản ánh đúng bản chất qui luật của đối tượng nhận thức

và phải được khái quát thành một hệ thống bao gồm các khái niệm phạm trù

nhất định. Lý luận giữ vai trò định hướng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con

người để nhằm đạt được kết quả cao nhất.

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính xã hội – lịch sử của con

người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Thực tiễn có vai trò đặc biệt to lớn đối

với lí luận, là cơ sở, điểm xuất phát, là động lực cho sự phát triển của lí luận,

đồng thời là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.

Về vấn đề lý luận phải liên hệ thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định

“Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin… lý luận mà không liên hệ với thực tế là lý luận suông” 1 , đó là thứ

lý luận xa rời và không giúp ích gì cho thực tế cuộc sống. Lý luận là sự tổng kết

những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã

hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử. Nhưng lí luận không phải là một cái gì

đứng im, chết cứng mà nó luôn luôn cần đến thực tiễn để được thực tiễn bổ

sung, hoàn thiện bằng những kết luận mới trong những điều kiện, hoàn cảnh

mới. Mặt khác, lý luận là kết quả của tư duy trừu tượng, được khái quát hóa

thành những nguyên lí phổ biến, những quy luật; dó đó Người nói : lý luận “phải

cụ thể hóa … cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”. Và

một vấn đề nữa, theo Hồ Chí Minh lý luận liên hệ với thực tế còn là ở chỗ “mục

đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lí luận”. Người nói : “Lý

luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công

việc thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lí luận,

nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào cái một hòm đựng sách” 2 .

Giáo dục lí luận chính trị, theo Hồ Chí Minh, là giáo dục chính trị, truyền

 

bá chủ nghĩa Mác – Lênin, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên

và quần chúng nhân dân, nhằm thống nhất về tư tưởng, ý chí, phẩm chất cách

mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng những

hiểu biết ấy vào cuộc sống. do đó, gắn lí luận với thực tiễn trong giáo dục lí luận

chính trị là nguyên tắc cơ bản.

Trên cơ sở xác định phương châm như vậy, Người yêu cầu người dạy và

người học phải tuân thủ theo những cách thức, phương pháp nhất định trong quá

trình giảng dạy và học tập lí luận chính trị.

Đối với giáo viên, Người căn dặn: “các chú dạy cán bộ, đảng viên về Chủ

nghĩa Mác – Lênin chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho họ

hiểu Chủ nghĩa Mác – Lênin là thế nào không” 3 . “Trường Đảng là một trường

học để đào tạo những chiến sỹ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp của giai cấp vô

sản, chứ không phải biến các đồng chí thành những người lí luận suông mà

nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn” 4 . “Đảng ta tổ chức

trường học lý luận cho cán bộ để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng để

giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế…, để Đảng ta

có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng

của mình” 5 .

Như vậy, đối với Trường Đảng và đội ngũ giảng viên, với mục đích cuối

cùng là để học viên “phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp cách mạng”. Vì thế, trong

quá trình giảng dạy, ngoài trang bị lý luận chính trị, người giảng viên phải gắn

với thực tiễn, bám sát tình hình thực tiễn để người học hiểu và nắm chắc lý luận.

Và quan trọng hơn, người giảng viên phải giúp cho học viên biết cách vận dụng

vận dụng lý luận vào thực tiễn.

Đối với người học, Người dạy: “Học lý luận không phải để nói mép…

Học để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác nào đi

mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được

mọi chuyện trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho

đúng” 6 . Người chỉ rõ: “Học tập Chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập tinh thần xử

trí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những

 

nguyên lí phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào

hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Học để làm, lý luận đi đôi với thực tiễn” 7 . Ngắn

gọn mà đầy đủ, sâu sắc, Người đã yêu cầu giáo dục lí luận chính trị phải biết gắn

lí luận với thực tiễn cuộc sống, công tác.

Quán triệt thực hiện tinh thần chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng

thời bám sát yêu cầu của chuyên ngành giảng dạy, trong thời gian qua, các giảng

viên phụ trách phần học “Nghiệp vụ công tác đoàn thể” (trước đây gọi là công

tác Dân vận) đã có nhiều cố gắng để nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng và

đạt được những kết quả nhất định.

Từ thực tiễn công tác giảng dạy trong thời gian qua, chúng tôi suy nghĩ,

để nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng lí luận chính trị cần quan tâm đến một

số vấn đề sau đây:

Trước hết, giảng viên phải nắm vững các nội dung lý luận mà mình đảm

nhiệm giảng dạy, để qua đó có sự lựa chọn đúng. Không phải tất cả các nội dung

lý luận trong bài giảng đều cần có liên hệ thực tế, mà chỉ ở những vấn đề nào

quan trọng, cần thiết nhấn mạnh, khó hiểu, hay muốn tăng thêm tính thuyết

phục…

Không chỉ vậy, nắm vững lí luận còn giúp giảng viên lựa chọn được loại

kiến thức thực tiễn nào, ở mức độ nào thì phù hợp. Như chúng ta biết, thực tiễn

rất rộng và đa dạng, như Hồ Chủ tịch đã nói : “Thực tế của chúng ta là những

vấn đề mà cách mạng đề ra cho ta giải quyết. Thực tế bao gồm rất rộng. Nó bao

gồm kinh nghiệm công tác tư tưởng của cá nhân, chính sách và đường lối của

Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới. Đó là những thực tế mà

chúng ta cần liên hệ …” 8. . Một vấn đề lí luận có thể có nhiều hiện tượng, hoạt

động thực tiễn để liên hệ, phân tích, chứng minh; và một bài giảng cần gắn lí

luận với thực tiễn không chỉ một, hai lần. Do đó để tránh sự trùng lặp, đơn điệu

cũng như để các liên hệ thực tiễn đưa vào bài giảng sát, phù hợp với những vấn

đề lí luận định làm rõ, chứng minh thì nhất thiết giảng viên phải nắm vững kiến

thức lí luận của từng tiết mục, từng bài và toàn bộ nội dung mà mình đảm

nhiệm.

 

Thứ hai, giảng viên phải thường xuyên bám sát thực tiễn. Kết hợp các

phương thức khác nhau để tiếp cận với các hình thức, các mức độ của thực tiễn.

Ví dụ: đi thực tế cơ sở (xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp…), gặp gỡ trao đổi

với cán bộ, hội viên nông dân, phụ nữ, đến với các tổ chức công đoàn cơ sở gặp

gỡ cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân; thăm quan các các mô hình lao

động sản xuất, để có thực tiễn trực tiếp sinh động, thời sự. Hoặc tích cực khai

thác thông tin ở các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, tạp chí,

Internet,…) để có thực tiễn đa chiều, rộng lớn đã được chọn lọc, phân tích. Và

chịu khó nghiên cứu các tài liệu chính thống, nhất là các văn kiện Hội nghị, Đại

hội Đảng,…đây là dạng thực tiễn có độ tin cậy cao, vừa có tính cụ thể, vừa có

tính khái quát. Có thể nói, ở thời điểm hiện nay, giảng dạy phần học Nghiệp vụ

công tác đoàn thể ở cở sở có nhiều thuận lợi mà một phần nguyên nhân là nhờ

có hệ thống kiến thức thực tiễn từ các văn bản chính thống này. Ví dụ: giảng dạy

chuyên đề “Công tác vận động công nhân…”, khi liên hệ thực tiễn thì Văn kiện

Hội nghị lần thứ sáu BCHTW khóa X (2008) “về tiếp tục xây dựng giai cấp

công nhân Việt Nam thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH” cung cấp nhiều số liệu, sự

kiện; hoặc khi giảng các chuyên đề “Công tác vận động nông dân…”, “Công tác

vận động phụ nữ…”, “Công tác vận động thanh niên…”, giảng viên có thể khai

thác được nguồn kiến thức thực tiễn phong phú, chất lượng từ các Nghị quyết

liên quan như: Nghị quyết 11 ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường

công tác phụ nữ trong thời kì mới, Nghị quyết 25 của BCHTW khóa X (2008)

về tăn cường sự lãnh đạo công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH,

Nghị quyết về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn…

Thứ ba, nắm bắt được đối tượng học viên.

Cùng một chuyên đề nhưng giảng dạy tại các lớp học vùng thành phố, đồng

bằng, không thể đồng nhất với các lớp vùng trung du, miền núi, hoặc giảng dạy

tại các lớp đại đa số học viên là thanh niên thế hệ trẻ, không thể giống với lớp đa

số học viên lớn tuổi. Nắm bắt được đối tượng sẽ giúp lựa chọn kiến thức thực

tiễn hoặc cách khai thác nhấn mạnh khía cạnh nào trong cùng một sự kiện để

phù hợp đối tượng..

 

Thứ tư, phải đảm bảo tính khoa học khi đưa các yếu tố thực tiễn vào bài giảng

đó là: yếu tố thực tiễn đưa vào bài giảng phải có tính điển hình, tính thời sự, tính

chính xác, có địa chỉ rõ ràng và phù hợp nội dung lí luận đang cần được phân

tích chứng minh.

Và tiếp đến là lòng yêu nghề, có lẽ đây là một trong những yếu tố quan

trọng bậc nhất. Trên nền tảng nắm vững lí luận, bám sát thực tiễn, lòng yêu nghề

sẽ thổi hồn cho bài giảng chính trị trong điều kiện hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hn 1995, tập 8, tr496.

2. (Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG HCM, 1995, tập 5, tr 234)

3. Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN 1995, tập 2, tr259

4. Sđd, tập 8, tr496)

5. Sđd, tập 8, tr492

6. (Sđd, tập 6, tr47)

7.(Sđd, tập 9, tr292)

8.(Hồ Chí Minh: Về trí thức và cách mạng, Nxb ST, HN, 1976, tr59)