BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINH LÀO CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Năm học 2013 – 2014, Khoa Lý luận Chính trị có 10 lưu học sinh Lào theo học chuyên ngành Giáo dục Chính trị. Cũng như các lưu học sinh ở các chuyên ngành khác, lưu học sinh Lào chuyên ngành Giáo dục Chính trị gặp không ít các khó khăn trong học tập, do đó việc phát hiện nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các lưu học sinh Lào là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

          Đến hết năm học 2013 - 2014, lưu học sinh Lào ở chuyên ngành Giáo dục Chính trị có kết quả học tập đạt loại trung bình (9/10 em có điểm trung bình trong thang điểm 5,5 - 6,4, 1/10 em có điểm trung bình trong thang điểm 6,4 - 6,9). Kết quả này cho thấy chất lượng và hiệu quả trong đào tạo lưu học sinh Lào chuyên ngành Giáo dục Chính trị là có tiến bộ hơn năm học 2012 – 2013, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

Qua thực tiễn giảng dạy các lớp có lưu học sinh Lào cũng như quá trình 4 năm làm công tác cố vấn học tập, tôi nhận thấy tất cả lưu học sinh Lào gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với quá trình học tập, đặc biệt gặp nhiều khó khăn về trình độ văn hóa, ngôn ngữ tiếng Việt, phương pháp học tập. Theo tôi, những yếu kém và khó khăn trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất: Đầu vào của lưu học sinh Lào thấp.

Qua phỏng vấn lưu học sinh Lào, các em cho biết mình tốt nghiệp phổ thông hệ 11 năm. Điều này có nghĩa là các em được học ít hơn 1 năm ở bậc phổ thông so với sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, khi yêu cầu các lưu học sinh đã đi thực tập đợt 1 so sánh chương trình học tập phổ thông tại Việt Nam và Lào thì các em cho biết chương trình học tập phổ thông tại Việt Nam cao hơn nhiều so với ở Lào.Vì vậy, lưu học sinh Lào gặp rất nhiều khó khăn khi học tập vì có quá nhiều kiến thức các em không hiểu dù đó là kiến thức phổ thông đối với học sinh Việt Nam.

Thứ hai: trình độ tiếng Việt của lưu học sinh Lào chưa đáp ứng được việc học tập

          Khi trò chuyện, quan sát, tôi nhận thấy lưu học sinh Lào đều biết sử dụng tiếng Việt để giao tiếp thông thường khá tốt, nhưng trình độ tiếng Việt để học các môn khoa học chuyên ngành Giáo dục Chính trị là chưa đáp ứng được. Các em có vốn từ chuyên ngành quá mỏng nên rất khó khăn để tiếp thu kiến thức chuyên ngành. Vì vậy, kết quả học tập của các em chưa cao.

Thứ ba: Do đặc thù của chuyên ngành Lý luận Chính trị

Khoa học chính trị được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có thể nói đây là những môn học có tính lý luận, trừu tượng cao, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, nội dung khoa học hay sử dụng nhiều từ Hán – Việt… nên đòi hỏi người học phải có một trình độ khái quát, am hiểu kiến thức tổng hợp, vốn tiếng Việt tốt… Trong khi đó, lưu học sinh Lào bị hạn chế bởi trình độ kiến thức phổ thông thấp, trình độ tiếng Việt còn hạn chế nên các em càng gặp nhiều khó khăn khi học tập.

Thứ tư: Lưu học sinh Lào thường nhút nhát, thụ động trong học tập và nghiên cứu.

Trong các giờ học, khi lưu học sinh Lào không hiểu bài nhưng các em thường ngại, không dám hỏi giảng viên. Các buổi thảo luận, seminar, lưu học sinh Lào thường không tham gia, không chủ động việc học của mình mà chỉ thực hiện khi giảng viên hay các thành viên khác yêu cầu. Do đó, việc học tập của lưu học sinh Lào không hiệu quả.

Để khắc phục những khó khăn trên, tôi xin nêu ra một số những giải pháp sau:

- Nên xây dựng chương trình dự bị đại học cho lưu học sinh Lào trước khi vào học chính thức nhằm bổ trợ thêm các kiến thức phổ thông căn bản cần thiết cho việc học ở đại học mà lưu học sinh Lào còn thiếu hụt so với chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam. 

- Cần tăng thời gian học tiếng Việt, trong đó chú trọng trang bị tiếng Việt chuyên ngành cho lưu học sinh Lào nhằm đáp ứng được yêu cầu đào tạo bậc Đại học.

- Tổ chức các hoạt động học tập, giao lưu văn hóa, xemina giới thiệu về văn hóa của hai nước để các em lưu học sinh Lào mở rộng vốn từ Tiếng Việt của mình và hòa nhập nhanh hơn.

- Phát huy tối đa hình thức hỗ trợ học tập một sinh viên Việt Nam giúp đỡ một lưu học sinh Lào.

- Lưu học sinh Lào nên ghi âm các bài giảng trên lớp để nghe lại những nội dung chưa kịp ghi chép, chưa kịp hiểu, qua đó giúp các em hiểu bài tốt hơn.

- Giảng viên, cố vấn học tập, Đoàn Thanh niên phải thường xuyên chủ động quan tâm, yêu cầu và khuyến khích lưu học sinh Lào bộc lộ khả năng của mình, mạnh dạn đặt câu hỏi hoặc nói ra những chỗ không hiểu của mình trong bài học để giảng viên, bạn học trợ giúp.

Bên cạnh đó, giảng viên cần hướng dẫn và hình thành cho các em kĩ năng học tập và tự học nói chung cũng như các môn lý luận chính trị nói riêng, qua đó các em thuận lợi và tự tin trong việc hòa nhập với hoạt động học tập tại trường đại học.

          - Xây dựng “Sổ tay thuật ngữ lý luận chính trị thông dụng” với sự lý giải, giải thích đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của lưu học sinh Lào để các em sử dụng trong quá trình học tập các môn Lý luận Chính trị nhằm Năm học 2013 – 2014, Khoa Lý luận Chính trị có 10 lưu học sinh Lào theo học chuyên ngành Giáo dục Chính trị. Cũng như các lưu học sinh ở các chuyên ngành khác, lưu học sinh Lào chuyên ngành Giáo dục Chính trị gặp không ít các khó khăn trong học tập, do đó việc phát hiện nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các lưu học sinh Lào là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

 

          Đến hết năm học 2013 - 2014, lưu học sinh Lào ở chuyên ngành Giáo dục Chính trị có kết quả học tập đạt loại trung bình (9/10 em có điểm trung bình trong thang điểm 5,5 - 6,4, 1/10 em có điểm trung bình trong thang điểm 6,4 - 6,9). Kết quả này cho thấy chất lượng và hiệu quả trong đào tạo lưu học sinh Lào chuyên ngành Giáo dục Chính trị là có tiến bộ hơn năm học 2012 – 2013, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

 

Qua thực tiễn giảng dạy các lớp có lưu học sinh Lào cũng như quá trình 4 năm làm công tác cố vấn học tập, tôi nhận thấy tất cả lưu học sinh Lào gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với quá trình học tập, đặc biệt gặp nhiều khó khăn về trình độ văn hóa, ngôn ngữ tiếng Việt, phương pháp học tập. Theo tôi, những yếu kém và khó khăn trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

 

Thứ nhất: Đầu vào của lưu học sinh Lào thấp.

 

Qua phỏng vấn lưu học sinh Lào, các em cho biết mình tốt nghiệp phổ thông hệ 11 năm. Điều này có nghĩa là các em được học ít hơn 1 năm ở bậc phổ thông so với sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, khi yêu cầu các lưu học sinh đã đi thực tập đợt 1 so sánh chương trình học tập phổ thông tại Việt Nam và Lào thì các em cho biết chương trình học tập phổ thông tại Việt Nam cao hơn nhiều so với ở Lào.Vì vậy, lưu học sinh Lào gặp rất nhiều khó khăn khi học tập vì có quá nhiều kiến thức các em không hiểu dù đó là kiến thức phổ thông đối với học sinh Việt Nam.

 

Thứ hai: trình độ tiếng Việt của lưu học sinh Lào chưa đáp ứng được việc học tập

 

          Khi trò chuyện, quan sát, tôi nhận thấy lưu học sinh Lào đều biết sử dụng tiếng Việt để giao tiếp thông thường khá tốt, nhưng trình độ tiếng Việt để học các môn khoa học chuyên ngành Giáo dục Chính trị là chưa đáp ứng được. Các em có vốn từ chuyên ngành quá mỏng nên rất khó khăn để tiếp thu kiến thức chuyên ngành. Vì vậy, kết quả học tập của các em chưa cao.

 

Thứ ba: Do đặc thù của chuyên ngành Lý luận Chính trị

 

Khoa học chính trị được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có thể nói đây là những môn học có tính lý luận, trừu tượng cao, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, nội dung khoa học hay sử dụng nhiều từ Hán – Việt… nên đòi hỏi người học phải có một trình độ khái quát, am hiểu kiến thức tổng hợp, vốn tiếng Việt tốt… Trong khi đó, lưu học sinh Lào bị hạn chế bởi trình độ kiến thức phổ thông thấp, trình độ tiếng Việt còn hạn chế nên các em càng gặp nhiều khó khăn khi học tập.

 

Thứ tư: Lưu học sinh Lào thường nhút nhát, thụ động trong học tập và nghiên cứu.

 

Trong các giờ học, khi lưu học sinh Lào không hiểu bài nhưng các em thường ngại, không dám hỏi giảng viên. Các buổi thảo luận, seminar, lưu học sinh Lào thường không tham gia, không chủ động việc học của mình mà chỉ thực hiện khi giảng viên hay các thành viên khác yêu cầu. Do đó, việc học tập của lưu học sinh Lào không hiệu quả.

 

Để khắc phục những khó khăn trên, tôi xin nêu ra một số những giải pháp sau:

 

- Nên xây dựng chương trình dự bị đại học cho lưu học sinh Lào trước khi vào học chính thức nhằm bổ trợ thêm các kiến thức phổ thông căn bản cần thiết cho việc học ở đại học mà lưu học sinh Lào còn thiếu hụt so với chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam. 

 

- Cần tăng thời gian học tiếng Việt, trong đó chú trọng trang bị tiếng Việt chuyên ngành cho lưu học sinh Lào nhằm đáp ứng được yêu cầu đào tạo bậc Đại học.

 

- Tổ chức các hoạt động học tập, giao lưu văn hóa, xemina giới thiệu về văn hóa của hai nước để các em lưu học sinh Lào mở rộng vốn từ Tiếng Việt của mình và hòa nhập nhanh hơn.

 

- Phát huy tối đa hình thức hỗ trợ học tập một sinh viên Việt Nam giúp đỡ một lưu học sinh Lào.

 

- Lưu học sinh Lào nên ghi âm các bài giảng trên lớp để nghe lại những nội dung chưa kịp ghi chép, chưa kịp hiểu, qua đó giúp các em hiểu bài tốt hơn.

 

- Giảng viên, cố vấn học tập, Đoàn Thanh niên phải thường xuyên chủ động quan tâm, yêu cầu và khuyến khích lưu học sinh Lào bộc lộ khả năng của mình, mạnh dạn đặt câu hỏi hoặc nói ra những chỗ không hiểu của mình trong bài học để giảng viên, bạn học trợ giúp.

 

Bên cạnh đó, giảng viên cần hướng dẫn và hình thành cho các em kĩ năng học tập và tự học nói chung cũng như các môn lý luận chính trị nói riêng, qua đó các em thuận lợi và tự tin trong việc hòa nhập với hoạt động học tập tại trường đại học.

          - Xây dựng “Sổ tay thuật ngữ lý luận chính trị thông dụng” với sự lý giải, giải thích đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của lưu học sinh Lào để các em sử dụng trong quá trình học tập các môn Lý luận Chính trị nhằm mang lại hiệu quả cao.   

Tác giả: Th.S Giáp Thị Dịu