Đặc điểm sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, Trường Đại học Tây Bắc

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

Đặc điểm của sinh viên nói chung

Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác là “tổng hoà của các quan hệ xã hội”. Nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn.

Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.

 

Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có tri thức như SV. Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Về môi trường sống, SV thường theo học tập trung tại các trường ĐH và CĐ (thường ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi.

Đặc điểm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị trường Đại học Tây Bắc

Hiện nay Khoa Cơ Sở trường Đại học Tây Bắc có 235 sinh viên theo học chuyên ngành Giáo dục chính trị, bên cạnh những đặc điểm chung giống sinh viên của các chuyên ngành, các trường Đại học và cao đẳng khác, sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị Trường Đại học Tây Bắc cũng có những đặc điểm riêng, xuất phát từ trình độ dân trí, điều kiện sinh sống, môi trường giáo dục của địa phương nơi các em sinh ra và lớn lên. Có thể khái quát một số đặc điểm của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị như sau:

Thứ nhất, đa số sinh viên là con em dân tộc thiểu số của tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lưu học sinh Lào, xuất thân từ những gia đình làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn điều đó làm cho đa số các em có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, có nhiều cố gắng nôc lực trong học tập, tuy nhiên cũng vì vậy mà nhiều em còn phải đi làm thêm, không có thời gian hoặc chưa thực sự tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khóa do Khoa, nhà trường tổ chức.

Phần lớn Lưu học sinh Lào đang theo học chuyên ngành Giáo dục chính trị hiện nay theo diện tự túc, chỉ có một số Lưu học sinh được cơ quan đơn vị cử đi học, gia đình các em cũng không được khá giả, cá biệt có những sinh viên đặc biệt khó khăn, do không thành thạo tiếng Việt nên khó tìm việc làm thêm và gặp không ít khó khăn trong học tập và tham gia các hoạt động.

Những khó khăn về ngôn ngữ và cuộc sống khiến một bộ phận không nhỏ các em còn tâm lí ê ngại, tự ti về bản thân, chưa thực sự nhiệt tình tự tin khi tham gia các hoạt động.

Thứ hai, cơ cấu giữa sinh viên Việt và sinh viên Lào có sự chênh lệch không nhiều. 

Theo thống kê từ kết quả học tập của sinh viên các lớp năm học năm học 2019-2020, chúng tôi thu được bảng số liệu như sau:

 

LớpTổng số SVLHS LàoTỷ lệSV Việt NamTỷ lệ

K57A602948%3152%

K57B552444%3156%

K58A38821%3079%

K58B35926%2674%

K59321856%1444%

K6015747%853%

Tổng số23595140

Bảng 1: Bảng số liệu thể hiện tỷ lệ sinh viên Việt Nam và sinh viên Lào

Từ thống kê trên, chúng tôi nhận thấy, cơ cấu giữa sinh viên Việt Nam và LHS Lào có sự chênh lệch không lớn qua các khóa , với K57 tỷ lệ gần như cân bằng (K57A  29 LHS Lào /31SV Việt Nam, K57B có 24 LHS Lào /31 SV Việt Nam, K60 có 7 LHS Lào / 8 SV Việt Nam) Điều đó là một thuận lợi cho việc tổ chức lớp học của giáo viên và sinh việc hòa nhập vào môi trường học tập mới cho các em LHS Lào. Tuy nhiên, nó cũng là một cản trở cho các em trong quá trình học và rèn luyện Tiếng Việt, lí do bởi càng nhiều Lưu HS Lào, nhiều bạn Lưu HS Lào rụt rè, ngại giao tiếp tiếng Việt càng càng ít môi trường để rèn luyện ngôn ngữ. Mặt khác, số bạn sinh viên Việt trong lớp ít cũng không có thời gian, điều kiện để giúp đỡ được hết các bạn Lưu HS Lào trong học tập, lúc nào đòi hỏi các bạn Lưu học sinh phải chủ động, tự giác hơn.

Thứ ba, đa số các em sinh viên Việt Nam thân thiệt, hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ các bạn Lưu học sinh Lào về sinh hoạt và học tập.

Các tỉnh Tây Bắc Việt Nam như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế,  văn hóa xã hội với các tỉnh Bắc Lào, cùng với sự đồng điệu về ngôn ngữ của dân tộc Thái (dân tộc chiếm đa số ở các tỉnh Tây Bắc nói chung và Điện Biên, Sơn La nói riêng) đã tạo nên sự gần gũi, gắn bó giữa các bạn sinh viên Việt Nam và LHS Lào, cùng với quá trình học tập, lao động, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã làm cho các bạn dễ dàng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và học tập.

Thứ tư, kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, đặc biệt là sinh viên năm nhất và sinh viên năm hai chưa cao, số sinh viên Lào học lực yếu còn chiếm tỷ lệ cao trên tổng số sinh viên yếu của lớp.

Dựa trên kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị kì I năm học 2019- 2020 chúng tôi thu được bảng số liệu như sau:

LớpSố SV HL Yếu

/Tổng số SV lớpTỷ lệLHS LàoTỷ lệSV Việt NamTỷ lệ

K57A6/6010%467%233%

K57B17/5531%1165%635%

K58A14/3837%1286%214%

K58B11/3531%982%218%

K5924/3275%1667%833%

K6013/1587%969%431%

Tổng số2356124

Bảng 2: Bảng số liệu tỷ lệ sinh viên học lực yếu

Bảng số liệu 2 cho thấy, tỷ lệ sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị có học lực yếu đang rất cao và đang tăng dần ở những khóa sau, nếu như ở lớp K57A GDCT, tỷ lệ sinh viên học lực yếu chỉ có 10%, K57B  GDCT tỷ lệ sinh viên học lực yếu 31% thì tới khóa K59 GDCT và K60 GDCT tỷ lệ đó đã lên tới 75% và thậm trí 87%, những con số thực sự đáng báo động. Một phần lớn lí do của tình trạng đó là do những năm đầu tiên, các em đang còn bỡ ngỡ với môi trường học tập mới, chưa quen với phương pháp học tập ở Đại học, vẫn còn tâm lí nghỉ xả hơi hoặc băn khoăn về việc chọn thi lại trường nên chưa chú tâm vào học tập.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy, đa số sinh viên có học lực kém là Lưu học sinh Lào, kết quả học tập kém không chỉ thể hiện ở Lưu học sinh Lào năm thứ nhất, thứ hai mà ngay cả ở Lưu học sinh Lào những năm thứ ba, thứ tư. Điều đó được lí giải bởi rào cản về ngôn ngữ, nếu như những năm đầu, các bạn gặp những khó khăn chung về ngôn ngữ, đến năm thứ hai, thứ ba, giao tiếp của các bạn Lưu học sinh Lào đã tốt hơn nhưng những từ những chuyên ngành vẫn thật sự là khó khăn lớn. Mặt khác, những năm học thứ ba, thứ tư các bạn sẽ được tiếp cận kiến thức chuyên sâu của ngành, nếu không chủ động tự giác học tập, sa đà vào những thói quen xấu, tệ nạn xã hội thì kết quả học tập kém là yếu tất yếu.