SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên, ngày 14 tháng 07 năm 2023, Khoa Cơ sở, trường Đại học Trường Đại học Tây Bắc đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, năm học 2022 - 2023.

Công tác sinh viên nghiên cứu khoa học luôn được Khoa Cơ sở đặc biệt quan tâm. Ngay từ đầu năm học, Khoa đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học tới toàn thể sinh viên, định hướng sinh viên lựa chọn đề tài, phân công giảng viên hướng dẫn nhằm giúp sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học thông qua việc tìm hiểu những đề tài có nội dung gắn liền với nhiệm vụ học tập. Sau khi phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên được phát động đã thu hút đông đảo sinh viên trong khoa tham gia với các đề tài phong phú thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Có thể nói nội dung các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đều bám sát nhiệm vụ học tập. Việc thực hiện đề tài giúp sinh viên có cơ hội rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề, xử lí thông tin, tài liệu; trau dồi phương pháp tự học, phương pháp làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, góp phần giúp sinh viên nâng cao hiệu quả học tập, tạo hứng thú, say mê nghiên cứu khoa học nhằm hình thành những năng lực cần thiết trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Sau khi nhận được các sản phẩm nghiên cứu, có quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu, Khoa Cơ sở tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên vào lúc 8hh00 ngày 14 tháng 7 năm 2023 tại văn phòng Khoa Cơ sở, Trường Đại học Tây Bắc.

Các Hội đồng khoa học khoa thực hiện trong không khí nghiêm túc, sôi nổi, thể hiện tinh thần khoa học cao với kết quả: 05 đề tài đạt loại xuất sắc.

Kết thúc buổi nghiệm thu, TS. Hoàng Phúc đã có những chia sẻ ân cần, nhắn nhủ tâm huyết nhằm động viên, khích lệ sinh viên tiếp tục cố gắng phát huy những kết quả đã đạt được, say mê học tập, nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng một môi trường học tập, nghiên cứu khoa học nhân văn - chuyên nghiệp – ứng dụng để mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên có thể phát huy năng lực của mình, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực Tây Bắc và đất nước.

 

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

1. Chuẩn kiến thức

  • Khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở ngành.
  • Khối kiến thức chuyên ngành bao gồm các kiến thức cơ bản của khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Khối kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.
  • Khối kiến thức bổ trợ cho ngành Giáo dục chính trị.

2. Chuẩn kỹ năng

2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng vận dụng tốt những kiến thức đã học vào việc giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực chính trị.
  • Có kỹ năng vận dụng tốt những kiến thức đã học vào tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm trong giảng dạy Giáo dục công dân ở trường phổ thông.
  • Có kỹ năng phát hiện, phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết vấn đề, phản biện vấn đề liên quan đến thực tiễn nghề nghiệp.

2.2 Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng đọc, hiểu, giải quyết các văn bản về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo, bao gồm: biết phân công nhiệm vụ, điều khiển, nhận xét, đánh giá và quyết định.
  • Có kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, có khả năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng tương tác với các phương tiện thông tin đại chúng,...
  • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu khoa học và làm việc nhóm.
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm:  năng lực tiếp thu, phân tích và tổng hợp ý kiến; biết cách gợi mở để tranh thủ ý kiến của người học, của đồng nghiệp.
  • Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

3. Phẩm chất đạo đức

  • Phẩm chất đạo đức cá nhân: trung thực, tự tin, thẳng thắn, chăm chỉ, kiên trì, dũng cảm
  • Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: có lý tưởng, gương mẫu, tâm huyết với nghề, tận tụy trong công việc, bao dung độ lượng, công bằng, sẵn sàng giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người xung quanh, phê bình và tự phê bình...
  • Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, tuân thủ pháp luật,ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới.

4. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo vào giải quyết các công việc cụ thể trong nghề nghiệp;
  • Có năng lực tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;
  • Có năng lực tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
  • Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể;
  • Có năng tự đánh giá chịu trách nhiệm và cải tiến các hoạt động chuyên môn;
  • Có năng lực xây dựng kế hoạch, viết báo cáo, soạn thảo quyết định...

 

 

LỄ BẢO VỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN K60 KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LỄ BẢO VỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN K60 KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

             Theo quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Đại học Tây Bắc về việc thành lập các Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp cho sinh viên khoá 60, ngày 25 tháng 5 năm 2023 Khoa Cơ sở đã tiến hành cho sinh viên bảo vệ khoá luận trước Hội đồng.

            Các Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp của Khoa Cơ sở gồm các TS, Thạc sỹ thuộc Bộ môn Lý luận chính trị: TS. Hoàng Phúc, TS. Lê Thị Vân Anh, TS. Giang Quỳnh Hương, TS. Nguyễn Thị Linh Huyền, TS. Lại Trang Huyền…

            Khoá luận tốt nghiệp không chỉ là một học phần có số lượng tín chỉ cao nhất trong các học phần của chương trình đào tạo (7 tín chỉ) mà còn là học phần đánh giá về khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức chuyên ngành vào nghiên cứu khoa học của sinh viên. Vì vậy, khoá luận tốt nghiệp cũng là kết quả bước đầu trong nghiên cứu khoa học của sinh viên.

 

            Với sự đánh giá cao của các thành viên trong các Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đã khẳng định các khóa luận của sinh viên đều được thực hiện nghiêm túc và có chất lượng khá tốt.

 

 

          Các đề tài khóa luận  đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, phù hợp với chuyên ngành giáo dục chính trị. Một số đề tài đã gắn chặt chẽ lý luận với Chương trình giáo dục phổ thông mới. Một số sinh viên làm khoá luận cũng có những sản phẩm đi cùng được đánh giá cao trong các Hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên.

 

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

 

 

Ngành giáo dục thể chất học những gì?

- Tham gia vào ngành giáo dục thể chất, bạn sẽ được đào tạo căn bản về kiến thức đại cương. Khi đã có nền tảng vững, bạn sẽ được học sâu vào các hình thức giáo dục thể chất là các môn thể thao. Cụ thể là các bộ môn như thể dục, bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, võ, bơi, cờ, đá cầu, quần vợt, bóng bàn,…

- Không chỉ dừng lại ở kiến thức thông thường trên, học viên còn được đào tạo thêm về kiến thức giải phẫu cơ thể người, sinh lý về thể dục thể thao, y học thể dục thể thao và tâm lý trong giảng dạy thể chất để đề phòng những chấn thương đáng tiếc xảy ra cho giảng viên, người học trong quá trình giảng dạy. 

- Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia các chuyên đề, truyền đạt những kỹ năng mềm để xử lý tình huống trong đời sống.

Học ngành giáo dục thể chất như thế nào, ở đâu?

2. Địa chỉ tin cậy học ngành Giáo dục thể chất hiện nay?

 

Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng rất có danh tiếng, chuyên đào tạo sinh viên về giáo dục thể chất (mã ngành 7140206). Các bạn có thể tham khảo ngành Giáo dục thể chất, Khoa cơ sở Trường Đại học Tây Bắc, một trong những địa chỉ đỏ đào tạo ngành giáo dục thể chất:

Ngành giáo dục thể chất có các khối thi nào?

·         T00 (Toán, Sinh, Năng khiếu TDTT)

·         T03 (Văn, Sinh, Năng khiếu TDTT)

·         T04 (Toán, Sinh, NK TDTT)

·         T05 (Văn, GDCD, Năng khiếu TDTT)

NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - ĐIỂM CHUẨN VÀ CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO HIỆN NAY

NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - ĐIỂM CHUẨN VÀ CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO HIỆN NAY

Trong xã hội hiện đại, kinh tế ngày càng phát triển cùng hệ thống chính trị ổn định khiến ngành giáo dục chính trị ngày càng nhận được nhiều quan tâm của các phụ huynh và học sinh. Bởi vì nó không chỉ cung cấp cho bạn hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước mà còn cung cấp những kỹ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống xã hội.

1. Ngành Giáo dục chính trị là gì?

Giáo dục Chính trị (tiếng Anh: Political Education) là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Chương trình đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục chính trị giảng dạy tốt môn Giáo dục Công dân ở các trường Trung học phổ thông, có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cán bộ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội.

2. Các khối thi vào ngành Giáo dục chính trị là gì?

Tùy vào từng trường mà bạn muốn xét tuyển mà bạn có thể chọn hình thức Xét học bạ hoặc bạn có thể lựa chọn các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục Chính trị tại các trường đại học trên toàn quốc là:

·         B00: Toán, Hóa học, Sinh học

·         C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

·         C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân

·         C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân

·         D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

·         D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga

·         D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

·         D20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân

·         D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh

Điểm chuẩn vào ngành Giáo dục chính trị là bao nhiêu?      

Nhìn chung điểm chuẩn tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 17 – 25 điểm theo kết quả thi THPT Quốc gia. Bởi điểm trúng tuyển vào ngành Giáo dục chính trị còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau và tổ hợp môn. Vậy nên hãy xem xét các tổ hợp môn một cách kỹ càng để có thể nâng cao cơ hội xét tuyển của bản thân.

3. Các trường đại học nào đào tạo ngành Giáo dục chính trị?

Hiện nay để học ngành Giáo dục chính trị, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành này tại các trường đại học sau đây:

Khu vực miền Bắc: Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Tây Bắc

Khu vực miền Trung: Đại học Vinh; Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng…

Khu vực miền Nam: Đại học Sư phạm TP. HCM; Đại học Sài Gòn

4. Liệu ngành học này có phù hợp với bạn?

Có thể thấy, Ngữ văn là môn học không thể thiếu nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này. Bởi hầu hết các khối xét tuyển ngành này đều yêu cầu môn Ngữ văn. Vậy nên nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này thì hãy bắt đầu chú trọng vào môn Ngữ văn ngay bây giờ bằng cách đầu tư vào môn này sớm nhất có thể.

 

·         Tinh tế và nhạy bén về chính trị

·         Tư duy độc lập, sáng tạo

·         Bản lĩnh chính trị vững vàng

·         Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề

·         Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi

·         Khả năng phân tích, bình luận

5. Cơ hội việc làm của ngành Giáo dục chính trị như thế nào?

Sinh viên theo học chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có Cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Do đó tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân sinh viên có thể lựa chọn các vị trí như sau:

·         Giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn Kinh tế và Pháp luật tại các trường THCS và THPT

·         Giảng dạy môn Giáo dục chính trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề

·         Giảng dạy các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng

·         Giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (quận, huyện) và các trường Chính trị (tỉnh, thành phố)

·         Làm chuyên viên trong các cơ quan nhà nước (sở nội vụ, sở ngoại vụ, phòng, sở giáo dục…), các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp, tại các trường học…

·         Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội

·         Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương

6. Những lí do bạn nên lựa chọn học Ngành Giáo dục chính trị

Đây là một ngành nhỏ thuộc ngành Giáo dục. Có đóng góp rất quan trọng đối với nền chính trị của đất nước. Bên cạnh đó, ngành này hỗ trợ rất lớn vào việc định hướng suy nghĩ của người dân về chính quyền hiện hành. Sự đồng lòng trong suy nghĩ và quan điểm của mỗi cá nhân hay tập thể đã góp phần tăng thêm sự đoàn kết và yêu thương dân tộc

Nếu bạn là người yêu thích những bậc vĩ nhân vĩ đại của đất nước và trên thế giới về suy nghĩ, tư tưởng và những gì họ đem lại cho nhân loại như Hồ Chí Minh, Lê- nin,…Bạn là một người có những suy nghĩ và muốn cống hiến sức trẻ, sự yêu nước cho dân tộc nói riêng và cho cả thế giới nói chung là điều thì ngành này thật sự dành cho bạn. Người làm công việc giáo dục chính trị sẽ lan tỏa đến mọi người tình yêu dân tộc, yêu đất nước. Từ đó, góp phần giữ vững nền hoà bình

Hiện nay, ngành GDCT ngày càng được các trường đại học chú trọng đào tạo trên cả nước. Đồng thời, ngành này cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ với cơ hội việc làm đa dạng. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được thành công ở ngành này đòi hỏi những tố chất và học tập không ngừng nghỉ đến từ cá nhân. Vậy nên, dù bạn có đang đam mê bất kỳ ngành nào đi chăng nữa thì hãy luôn nhớ chìa khóa mở ra những cơ hội và thành thành công chính là sự nỗ lực.