NHẬN THỨC VỀ BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC


ThS. Vũ Diệu Linh

Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập của các nước trên thế giới đã tạo ra nhiều thời cơ và thách thức cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, để tránh tình trạng tụt hậu thì việc phát triển giáo dục và đào tạo là điều kiện tiên quyết. Trong  Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

Thchiệnquanđiểmcngvềgiáodcvàđàoto:“Giáodcchomi người”;“Xây dựng mtxãhihctập”,giáo dục đại học ViệtNamcònphảithực hiệnbưcchuyểntừ“đạihctinhhoa”sang“đạihcđạichúng”nhằmđápứng nhucầuhctập,họcthưngxuyên,hcsutđờingàycàngcaocamitầnglp nhândântrongxãhi.Conđưngtấtyếuphảithựchiệnlà“pháttriểnnhanhquy mô;đng thời phải bo đảmvchất lượng”. Muốn vậy chúng ta cần hiểu rõ được bản chất của quá trình đào tạo đại học là gì?

          Quá trình đào tạo ở đại học bao gồm: quá trình dạy học và quá trình giáo dục, trong đó quá trình dạy học là bộ phận cấu thành cơ bản, chủ yếu nhất, giữ vị trí then chốt, là biểu hiện tập trung nhất của quá trình giáo dục với các nhiệm vụ dạy học cơ bản như dạy kiến thức, nghề; dạy kĩ năng, phương pháp; dạy thái độ. Do đó, xét về thực chất, bản chất của quá trình dạy học chính là sự phản ánh về cơ bản, bản chất của quá trình đào tạo ở đại học.

a. Bản chất của quá trình dạy học ở đại học, trước hết đó là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình dạy học: hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên, trong đó:

          Hoạt động dạy của giảng viên có vai trò chủ đạo, là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên giúp sinh viên tìm tòi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân.

          Hoạt động học của sinh viên (người học) có vai trò chủ động, là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua  đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình.       

Như vậy, hai hoạt động dạy và học là dạng hoạt động tương tác đặc biệt, phản ánh tính hai mặt của quá trình dạy học đại học, chúng gắn bó, thống nhất, tác động và phối hợp với nhau tạo thành quá trình dạy học toàn diện.

b. Quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự chỉ đạo (tổ chức, điều khiển) của giảng viên.

Khác với quá trình nhận thức của học sinh phổ thông, sinh viên đại học dưới vai trò chủ đạo của giảng viên sẽ tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng và tự làm phong phú vốn hiểu biết của mình. Đồng thời, trong quá trình học tập, các chân lý khoa học, khái niệm khoa học được sinh viên tiếp nhận, lĩnh hội không phải một cách máy móc, sao chép y nguyên mà luôn biết sáng tạo, có óc phê phán, có phủ định, hoài nghi, có sự lật ngược vấn đề, đào sâu, mở rộng. Hơn nữa, ở đại học sinh viên đã bắt đầu được tiếp xúc, tham gia vào các công trình nghiên cứu khoa học. Chính hoạt động nghiên cứu này giúp sinh viên từng bước vận dụng các tri thức khoa học đã học và tiếp thu được, các phương pháp nghiên cứu cũng như việc tự rèn luyện những phẩm chất, tác phong của một nhà nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết một cách khoa học các vấn đề do thực tiễn xá hội, thực tiễn cuộc sống đạt ra.

Như vậy, có thể khẳng định rằng sinh viên đại học ngày càng được coi như những “nhà khoa học” sản sinh ra tri thức mới hơn là những người tiêu thụ tri thức.

c. Quá trình dạy học ở đại học là một hệ toàn vẹn, cân bằng độngbao gồm ba thành tố cơ bản: khái niệm khoa học, hoạt động dạy và hoạt động học. Các thành tố này luôn tương tác với nhau theo quy luật riêng, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học; giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy và giữa lĩnh hội và tự điều khiển trong học nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy - học, hình thành và phát triển nhân cách người học theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nghề nghiệp của mỗi giai đoạn nhất định.

d. Quá trình dạy học ở đại học là hoạt động cộng tác giữa các chủ thể: thầy - cá thể trò; thầy - nhóm trò; trò - trò.

Chính sự tương tác theo kiểu cộng tác giữa dạy và học là yếu tố duy trì và phát triển sự thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học, nghĩa là của chất lượng dạy học. Dạy tốt, học tốt chính là bảo đảm được ba phép biện chứng (ba sự thống nhất) nói trên trong hoạt động cộng tác. Đó là sự thống nhất của điều khiển, bị điều khiển và tự điều khiển, có sự bảo đảm liên hệ nghịch thường xuyên bền vững.