NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI, VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI

TS: Lê Thị Hương

Tóm tắt: Trong bài viết, tác giả phân tích các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng mạnh

mẽ đền sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người. Cụ

thế, tác giả phân tích các yếu tố: Thực tiễn lịch sử Việt Nam, tư tưởng của dân tộc Việt

Nam, tư tưởng của Nho giáo và Phật giáo, tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn Phương

Tây, tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh.

Từ khóa: Hồ Chí Minh, Con người, tư tưởng, nguồn gốc

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bất kỳ một học thuyết, tư tưởng, quan điểm nào trong lịch sử nhân loại ra đời cũng đều trên cơ

sở những điều kiện nhất định. Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển ở thế kỷ XX không

nằm ngoài quy luật chung ấy. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến những yếu tố có sự

ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người.

NỘI DUNG

Thực tiễn lịch sử Việt Nam

Qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, xây dựng

con người là quá trình đi từ thực tiễn đến lý luận, từ lý luận đến thực tiễn. Nó đòi hỏi phải

nắm chắc lý luận, tiếp thu những giá trị, yếu tố hợp lý trong tất cả các học thuyết, lý thuyết

về con người; đồng thời phải hiểu rõ những thực tiễn, những yêu cầu, xu hướng vận động

của thực tiễn.

Về mặt thực tiễn, ngoài việc chứng kiến những thành tựu của cuộc Cách mạng

Tháng Mười Nga 1917, khảo sát thực tiễn đời sống và thực tiễn đấu tranh chống đế quốc,

thực dân của nhân dân các nước trên thế giới mà Hồ Chí Minh đã đi qua thì thực tiễn lịch

sử Việt Nam là một trong những yếu tố cơ bản hình thành nên tư tưởng của Người về

con người, xây dựng con người.

Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để xâm lược Việt Nam. Sau

khi đánh chiếm nước ta, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy thống trị thực dân. Về kinh

tế, chúng thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa dã man. Chúng ra sức khai

thác tài nguyên, vơ vét của cải của nhân dân ta mang về chính quốc. Chúng bóc lột

nhân dân ta đến tận xương tủy. Về chính trị, chúng thi hành chính sách chuyên chế với

bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị

 

2

 

người Pháp. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc

đấu tranh của nhân dân ta trong biển máu. Chúng thi hành chính sách chia để trị rất

thâm độc. Chúng chia nước ta thành ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng. Chúng

gây chia rẽ hận thù giữa các vùng, miền, dân tộc, dòng họ và giữa Việt Nam với các

nước trên thế giới, đặc biệt giữa Việt Nam với Lào và Campuchia. Về văn hóa, chúng thi

hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các

hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Chúng tìm mọi cách để bưng bít và ngăn

chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam. Chúng thi hành

chính sách ngu dân để dễ bề thống trị.

Sự xâm lược, cai trị của thực dân Pháp, sự thối nát, bạc nhược của triều đình

phong kiến đã đẩy nhân dân ta vào cảnh một cổ hai tròng.

Sống trong nỗi thống khổ một cổ hai tròng, các tầng lớp nhân dân ta đã có những

cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột, bất công nhằm giành lại độc lập, tự do và

hạnh phúc. Đó là các phong trào: Phong trào Cần vương (1885 - 1896), một phong trào

đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động đã mở cuộc tấn công trại

lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng

(1885 - 1895). Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Phong

trào Đông du của Phan Bội Châu. Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh. Phong trào

yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới diễn ra vào năm

1925 – 1926. Phong trào cách mạng quốc gia tư sản (1927 - 1930) gắn liền với tên tuổi

của Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính… Các cuộc

khởi nghĩa, phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi đã thể hiện tinh thần yêu nước của

người dân Việt Nam. Nhưng cuối cùng tất cả các cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước

đều bị đàn áp, bị dìm trong biển máu.

Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân bị nô lệ cùng với việc chứng kiến

nỗi khổ của nhân dân lao động trên thế giới bị áp bức, bóc lột, Hồ Chí Minh đã nhận

thức rằng, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công,

người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, đày đọa; rằng, “…dù màu da có khác

nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột.

Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” [2, tr226]. Nhận

thức đó đã tạo nên sự thống nhất giữa tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh về con

người. Đó là hoài bão, lý tưởng yêu nước, thương dân, xúc động trước mọi nỗi đau của

đồng bào, nhân loại bị áp bức, bóc lột. Yêu thương con người gắn liền với ý chí đấu

tranh giải phóng con người trở thành động cơ, mục đích, khát vọng mãnh liệt suốt cả cuộc

đời của Hồ Chí Minh. Có thể nói rằng, thực tiễn lịch sử Việt Nam đã góp phần làm sâu

đậm thêm lòng nhân ái của Người.

 

3

Tư tưởng của dân tộc Việt Nam

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, có thể nói, từ rất sớm, ông cha ta đã có sự quan

tâm đến vấn đề con người, xây dựng con người. Khi tiếp cận lịch sử dân tộc, với tư chất

thông minh, Hồ Chí Minh đã có những hiểu biết sâu sắc lịch sử tư tưởng dân tộc nói

chung cũng như tư tưởng về con người, xây dựng con người nói riêng. Người đã tiếp

thu, kế thừa và phát huy những giá trị tích cực trong tư tưởng về con người xây dựng con

người trong lịch sử dân tộc. Nhìn một cách tổng quát, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa

những giá trị tư tưởng đó ở một số điểm sau:

Một là, kế thừa triết lý về đạo làm người. Đạo làm người là một trong những vấn đề

được bàn đến nhiều trong lịch sử tư tưởng dân tộc. Nội dung của nó là yêu nước, yêu độc

lập tự do, có ý thức về dân tộc, về cộng đồng dân tộc, ý chí tự lực tự cường, có lòng nhân

ái, bao dung, độ lượng, hiếu thảo, coi trọng tình nghĩa, kính trên nhường dưới, trung thực,

giản dị, kiên cường, bất khuất…

Là người được giáo dục kỹ lưỡng về đạo làm người, Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc

những giá trị ấy trong lịch sử tư tưởng về con người, xây dựng con người của ông cha

ta. Phát triển triết lý về đạo làm người của dân tộc, trong điều kiện xã hội mới, Người cho

rằng, đạo lý sống của người cách mạng là yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị

áp bức, bóc lột, là đấu tranh nhằm làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành,

đem trí dân, sức dân làm lợi cho dân, sống với nhau có tình, có nghĩa. Trong suốt cuộc

đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng việc bồi dưỡng đạo lý làm người

cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều này không chỉ cho chúng ta thấy sự hiểu biết

sâu sắc quá trình phát triển nhân cách con người của Hồ Chí Minh, mà còn phản ánh

đậm nét việc Người kế thừa và nâng cao những giá trị nhân văn trong truyền thống văn

hóa của dân tộc.

Hai là, kế thừa và phát triển tư tưởng đề cao vai trò của quần chúng nhân dân

trong lịch sử dân tộc. Trong lịch sử dân tộc, vị trí, vai trò của con người luôn được đề

cao. Kế thừa và phát triển tư tưởng đó, Hồ Chí Minh coi quần chúng nhân dân là người

sáng tạo ra lịch sử, là chủ thế sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, là lực

lượng đông đảo của cuộc cách mạng, là mục tiêu và động lực của cuộc cách mạng.

Không chỉ có vậy, Hồ Chí Minh còn luôn tin vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng

thương yêu nhân dân. Sự tin tưởng ấy, tình thương ấy của Người không bao giờ dừng

lại ở ý thức, tư tưởng mà trở thành ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu

tranh giải phóng con người, giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm người cho con

người.

Ba là, kế thừa và phát triển tư tưởng giáo dục trong điều kiện mới. Hồ Chí Minh

 

4

 

cho rằng giáo dục con người phải đủ đức, đủ tài, phải vừa hồng vừa chuyên, sống phải

có lý tưởng, phải có ý chí vươn lên để tự hoàn thiện mình ở mọi mặt, đem tài chí của

mình để xây dựng đất nước. Vì thế, khi đi thăm các nơi đào tạo cán bộ cao cấp của

Đảng và Nhà nước hay trong các bức thư gửi học sinh, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý

ngành giáo dục, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải chú ý giáo dục ý thức đạo đức, ý thức

trách nhiệm công dân, đạo lý làm người, coi đó là những phẩm chất quan trọng của con

người trong xã hội mới.

Tư tưởng của Nho giáo và Phật giáo

Tư tưởng của Nho giáo

Nho giáo là một trường phái triết học của Trung Hoa cổ đại do Khổng Tử sáng lập

ra. Nổi bật nhất trong quan điểm con người là phạm trù Nhân của Khổng Tử. Cùng với

đó, Nho giáo cũng rất coi trọng vấn đề xây dựng con người thông qua vai trò của giáo

dục. Với một học vấn uyên thâm về Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh giá được những mặt

tích cực và hạn chế trong quan niệm của Nho giáo về con người và xây dựng con người;

đã khai thác và phát huy những yếu tố tích cực phù hợp với con người Việt Nam.

Một là, Hồ Chí Minh trân trọng mặt tích cực, tiến bộ trong quan điểm của Nho giáo

về con người. Đó là quan niệm cho rằng con người sống có lý tưởng, kiên cường, bất

khuất, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn.

Hai là, Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng của Nho giáo về xây dựng con người. Trong

xây dựng con người, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng đạo đức, coi đó là gốc của người

cách mạng. Người nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo

đức cách mạng. Đó là cái gốc rất là quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có

tài cũng vô dụng” [6, tr. 329], Người nhấn mạnh rằng, chính tâm, tu thân là con đường

cơ bản để hoàn thiện nhân cách. Chính tâm, tu thân để trị quốc, bình thiên hạ.

Ba là, đề cao hiếu học và trọng học. Tiếp thu tư tưởng đó của Nho giáo, ngay sau

ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ chống giặc dốt ngang

hàng với chống giặc đói, giặc ngoại xâm trong bối cảnh giặc đói vừa giết hại hơn hai

triệu đồng bào và giặc ngoại xâm đang đặt dân ta trước họa sống còn của Tổ quốc.

Bốn là, Hồ Chí Minh cũng phê phán những mặt tiêu cực trong tư tưởng của Nho

giáo về con người và xây dựng con người. Chẳng hạn, con người trong quan niệm của Nho

giáo là con người nghĩa vụ, không hề bộc lộ cá tính, không có sự phát triển toàn diện, dễ

bằng lòng với thực tại, sống theo tôn ti trật tự, đẳng cấp.

Tư tưởng của Phật giáo

Phật giáo ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên ở Ấn Độ trên vùng đất Nepan

ngày nay, do Phật Thích ca sáng lập. Nổi bật trong tư tưởng của Phật giáo là vấn đề đạo

đức trong triết lý nhân sinh. Quan niệm về đạo đức của Phật giáo là hướng con người

 

5

 

đến giá trị nhân bản, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân.

Khi tiếp cận tư tưởng Phật giáo, Hồ Chí Minh đã khai thác những mặt tích cực,

phê phán những tiêu cực trong quan niệm về con người. Chẳng hạn, mặt tích cực của Phật giáo

là khuyên con người sống có đạo đức, từ bi, hỷ xả, sống giản dị, hướng tới cái thiện.

Nhân ngày Phật đản, Hồ Chí Minh viết: “Đời sống của nhân dân ta ngày càng được cải

thiện, cũng giống như tôn chỉ, mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần

mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui, ấm no”[5, tr. 290]. Trong thư gửi Hội nghị đại biểu Phật

giáo, năm 1964, Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào Phật giáo cả nước, từ Bắc đến Nam đều

cố gắng thực hiện lời Phật dạy là: đem lại lợi ích vui sướng cho mọi người, quên mình vì

người khác” [6, tr. 315]. Trong cuộc sống hàng ngày, Hồ Chí Minh không chỉ khuyên con

người sống hướng tới cái thiện mà còn có những việc làm cụ thể thể hiện tính thiện của

Phật giáo. Chẳng hạn, Người quan tâm tới bữa ăn của giáo ngũ, quan tâm từ trẻ thơ đến

người già trong quần chúng nhân dân.

Phát triển tư tưởng nhập thế của Phật giáo trong lịch sử chống giặc ngoại xâm

của dân tộc, Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc đạo như việc đời, hướng vào cuộc đấu

tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Người từng nói: Làm phật pháp không

xa rời thế gian, kêu gọi mọi người hãy tham gia cứu đói, diệt dốt. Hồ Chí Minh khẳng

định chủ nghĩa nhân bản cao đẹp của Phật giáo hướng vào nhân tố con người trong mọi

cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Phản đối chế độ bất công, chế độ đẳng cấp, đòi tự do, bình đẳng, dân chủ cho

mọi người, Hồ Chí Minh từng viết: “Đức Phật đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu

chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma” [4, tr. 197].

 

(CÒN NỮA)

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. C.Mác – Ph.Ăngghen, (1994), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội