SỰ HÌNH THÀNH CỦA HỆ THỐNG ĐA ĐẢNG Ở MỸ

 

 

Th.S Khổng Minh Ngọc Mai

 

Có thể gọi các Đảng phái chính trị là “đứa con ngoài ý muốn của Hiến Pháp Mỹ”. Trong những năm đầu thành lập Hợp chúng quốc Hoa kỳ, nhận thức chung của mọi người là phản đối kịch liệt các đảng phái chính trị.  Tuy nhiên, những ý muốn chủ quan không ngăn cản được việc xuất hiện các đảng phái. Tại Hội nghị lập hiến diễn ra ở Philadelphia năm 1787, các đại biểu tham dự hội nghị đã bị chia rẽ thành hai nhóm: nhóm những người theo tư tưởng liên bang và nhóm những người chống lại tư tưởng liên bang. 

Nhóm những người ủng hộ liên bang (Federalists) do Alexander Hamilton, Bộ trưởng tài chính dưới chính quyền của Tổng thống Washington đứng đầu. Phe ủng hộ liên bang phần lớn là những thương gia, chủ ngân hàng và các địa chủ bảo thủ. Họ ủng hộ việc phê chuẩn Hiến pháp và chủ trương thành lập một chính phủ trung ương đủ mạnh để thúc đẩy các lợi ích tài chính thông qua việc sản xuất và buôn bán; nâng đỡ giới công nghiệp - tài chính miền Đông Bắc. 

Nhóm những người chống liên bang do Thomas Jefferson – Bộ trưởng ngoại giao đứng đầu, bao gồm những tiểu chủ của các đồn điền ở các bang miền Trung – Tây, công nhân ở các thành thị mới xây dựng và những người nô lệ da đen ở miền Nam. Phái này ủng hộ tự do và quyền của các bang với một nền cộng hòa phi tập trung, được phân quyền cho các địa phương, đồng thời chống lại sự chuyên chính của chính phủ liên bang. 

Chính những bất đồng trên quan điểm của hai phái khi thông qua Hiến pháp, đã dẫn đến việc hình thành hai đảng vào năm 1791.

Sau khi Hiến pháp liên bang được phê chuẩn năm 1789, phái liên bang trở nên mạnh hơn và hoạt động như một đảng chính trị. T. Jefferson không được Tổng thống Washington ủng hộ nên từ chức, năm 1793, ông đã lập ra một đảng đối lập: Đảng Dân chủ - Cộng hòa (Democratic – Republican), được coi là tiền thân của Đảng Dân chủ ngày nay. Năm 1800, dưới danh nghĩa đảng này, Jefferson ra tranh cử Tổng thống và đã thắng cử, trở thành Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ.

Từ năm 1824 do những mâu thuẫn nội bộ, Đảng Dân chủ - Cộng hòa đã bị chia rẽ thành nhiều phe phái khác nhau và đến năm 1828, đảng này bị chia rẽ thành hai đảng mới là Đảng Dân chủ (Democratic Party) và Đảng Whig (Whig Party). Đây được coi là thời điểm đánh dấu sự ra đời chính thức của Đảng Dân chủ ngày nay ở Mỹ và nó trở thành Đảng chính trị lâu đời nhất trên thế giới.

Thời kỳ từ năm 1828 đến trước cuộc nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865), Đảng Dân chủ và Đảng Whig thay nhau cầm quyền. Năm 1854, một liên minh của Đảng Whig với những người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng chống chế độ nô lệ và một số đảng khác đã thành lập lên Đảng Cộng hòa. Năm 1860, Abraham Lincon trở thành Tổng thống đầu tiên và là người của Đảng Cộng hòa.

Trong hầu hết các cuộc bầu cử từ năm 1860 đến năm 1932, Đảng Cộng hòa nhận được sự ủng hộ của một bộ phận lớn cử tri và kiểm soát nhánh hành pháp trong suốt thời gian đó. Khi những người Đảng Dân chủ giành lại được chiếc ghế Tổng thống, họ cũng chỉ giữ được nó trong một thời gian ngắn. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động mạnh mẽ đến nước Mỹ, làm tê liệt nước Mỹ, làm cho chính sách của Đảng Cộng hòa hoàn toàn bị phá s%Em[urls][targetc]=