ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 

Th.S Nguyễn Thanh Thủy

 

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm giữa ngã ba Đông Nam Châu á, là nơi giao lưu giữa các luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau, có địa hình phong phú đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi vừa đe dọa đối với cuộc sống con người. Do đó, con người thường nảy sinh tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào lực lượng tự nhiên.

Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ, nên tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh này.

Đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá đó đã tác động sâu sắc đến tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có những đặc điểm sau:

Thứ nhất,  Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo:

Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo. Có thể thấy ở Việt Nam hầu như tất cả các hình thức tôn giáo từ Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo…đến các tôn giáo thế giới có tổ chức. Đó là do điều kiện địa lý nước ta là nơi thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều luồng tư tưởng, văn hóa khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ, đồng thời là một nước có 54 dân tộc cư trú ở nhiều khu vực với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau nên Việt Nam có điều kiện du nhập nhiều tín ngưỡng tôn giáo lớn trên thế giới. Hơn nữa, bản tính người Việt vốn cởi mở, khoan dung nên cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ tộc. 

Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Công giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp.

Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính phủ năm 2012 ở Việt Nam có khoảng hơn 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng 24 triệu tín đồ của 13 tôn giáo, chiếm 27% dân số. Cụ thể:

Phật giáo: Hơn 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Công giáo: Hơn 6,2 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố.

Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam.

Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước... và một số tỉnh phía Bắc.

Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận…

Ngoài các tôn giáo trên, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới ˣc đặc điểm và tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay là cơ sở quan trọng để hoạch định các chính sách tôn giáo và thực hiện công tác tôn giáo nhằm thực hiện mục tiêu “ Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc” trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.