MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

 

Để góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tư duy lý luận và bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới đất nước thì việc đổi mới cả nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin nói chung, môn CNXHKH nói riêng  được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Trong khuôn khổ bài viết này tôi muốn đề cập đến một vài khía cạnh trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy phần CNXHKH với mong muốn được cùng trao đổi với các đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng giảng dậy môn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác -Lênin cũng như môn CNXHKH.

          Thực trạng việc giảng dạy môn CNXHKH hiện nay: Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy đang là một trong những hoạt động chính của Nhà trường nói chung và của khoa lý luận chính trị nói riêng, đang thu hút được sự tham gia tích cực của đội ngũ giảng viên Nhà trường cũng như của khoa. Tình hình giảng dạy và học tập trong thời gian qua đã có những chuyển động tích cực. Đã có rất nhiều giảng viên mạnh dạn vận dụng những phương pháp mới vào quá trình giảng dạy các môn lý luận trong đó có môn CNXHKH, phát huy tính tích cực, chủ động của người học, bài giảng đã phần nào bớt tính chất truyền đạt một chiều, thụ động.

          1-Thực tiễn cho thấy việc dậy các môn khoa học Mác –Lênin trong thời gian qua gặp không ít những khó khăn, phức tạp, nhất là việc gắn lý luận với thực tiễn đất nước và thời đại. Song môn CNXHKH thường là môn khó khăn và phức tạp nhất.

          Khi hệ thống XHCN trên thế giới lâm vào tình trạng khủng khoảng, cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức ngày càng phát triển thì những biểu hiện giao động, hoài nghi, phủ nhận CNXH và CNXHKH ngày càng nhiều và phức tạp hơn.

          Chúng tôi là những giảng viên môn CNXHKH trong quá trình giảng dạy các thông tin giảng viên hiện có để phục vụ cho giảng dậy môn học này thường lạc hậu, trùng lặp, một chiều, những thông tin mới cập nhật còn chậm, phương tiện hỗ trợ giảng dạy sử dụng chưa nhiều, còn nghèo nàn, sử dụng phấn bảng, thuyết trình vào giảng dạy vẫn là chủ yếu. Cách thức để chuyển tải  nội dung môn học chưa phát huy được tính độc lập sáng tạo của người học, dẫn đến nhiều buổi học trở nên đơn điệu, nhàm chán, cả người dậy và người học đều không hứng thú mặc dù mấy năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đã được các giảng viên chú ý.   

          2- Đổi mới phương pháp giảng dạy

 Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy là hệ thống cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm chuyển tải và tiếp nhận nội dung của môn học. Phương pháp giảng dạy môn học CNXHKH tất yếu cũng phải tuân thủ những yêu cầu chung của phương pháp giảng dạy các môn khoa học khác. Phương pháp giảng dạy CNXHKH bao gồm hệ thống những phương pháp  được cụ thể hoá qua lời nói, chữ viết và các phương tiện dạy học khác .

Căn cứ vào lượng thông tin tri thức cần truyển tải trong quá trình dạy học có thể phân chia bằng phương pháp truyền thông tin, phương pháp củng cố và làm tăng tri thức so với thông tin gốc. Việc đổi mới phương pháp dạy môn học này cũng dựa trên cơ sở lý luận dậy học mới là quá trình thầy - trò cùng tham gia, có kết hợp các phương tiện kỹ thuật, người dạy có thể đánh giá được kết quả học tập của người học ngay trong quá trình dạy học.

          Tuy nhiên, khác nhiều với môn học của các khoa học chuyên ngành, môn CNXHKH không chỉ tác động vào tri thức, tư duy mà còn tác động vào tình cảm, tâm hồn, lý tưởng, phẩm chất đạo đức và niềm tin cho người học. Do vậy việc giảng dạy môn CNXHKH cần phải thấy rõ tính đặc thù của nó như:

          Thứ nhất: Giảng dạy môn CNXHKH không thể bằng phương pháptrực quan, thực nghiệm và cũng không thể thuyết phục bằng các thao tác chứng minh toán học hay đối chiếu trong phòng thí nghiệm.

          Thứ hai: Mối quan hệgiữa người dạy và người học đối với môn CNXHKH trên nguyên tắc thông tin hai chiều không thể áp đặt như định lý bất di bất dịch của khoa học tự nhiên. Tách rời lý luận với thực tiễn cuộc sống sẽ không đủ sức thuyết phục đối với người học.

          Thứ ba: CNXHKH với tư cách là một trong ba bộ phận hợp thành cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin lấy triết học, kinh tế chính trị học Mác –Lênin làm cơ sở phương pháp luận. Do vậy ngoài kiến thức chuyên ngành sâu sắc và thấu đáo, người dạy cần phải có kiến thức liên ngành, kiến thức triết học, kinh tế chính trị học và phải sử dụng chúng một cách hợp lý.

          Sử dụng phương pháp giảng dậy tích cực: Trong thời đại ngày nay khi quan niệm về giáo dục có thay đổi, đặc biệt là việc xác định trung tâm của giảng dạy là người học thì việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trở thành một yêu cầu thiết yếu.

          Song vấn đề đặt ra là làm thế nào để truyền đạt được một khối lượng lớn kiến thức cho học viên vẫn huy động được sự tham gia của học viên vào giờ học đồng thời nâng cao kỹ năng tổng hợp, phân tích và phát huy sáng tạo của học viên mà giảng viên không cần thuyết trình nhiều.

          Để giải quyết được vấn đề này, giảng viên có thể sử dụng đa phương pháp trong một bài giảng. Mỗi phương pháp giảng dạy đều có những ưu điểm, và hạn chế nhất định, người giảng viên phải biết chắt lọc phương pháp nào giảng dạy phù hợp với từng phần, nội dung bài giảng để hỗ trợ cho phương pháp thuyết trình. Trong một bài giảng, giảng viên có rất nhiều phương pháp để cân nhắc, song không phải phương pháp lựa chọn nào cũng đều phù hợp. Nếu chúng ta lựa chon phương pháp không phù hợp, nội dung bài giảng sẽ không chuyển tải đầy đủ và đúng yêu cầu chương trình học tập đề ra.

          * Đối với phương pháp đàm thoại (phương pháp nêu và giải quyết vấn đề). Phương pháp này đáp ứng xu thế tích cực hoá hoạt động cả người học, lấy hoạt động của người học làm trung tâm, khắc phục sự nhàm chán, tẻ nhạt của phương pháp thuyết trình. Đàm thoại có thể diễn ra ở nhiều cấp độ, ở cấp độ thấp: là thầy hỏi trò đáp không có tranh luận bổ khuyết gì thêm (Đó lànhững câu hỏi mang tính củng cố kiến thức cũ những câu hỏi mà trả lời hiển nhiên trong thực tế, không phải động não nhiều). Ở cấp độ cao hơn: là câuhỏi tạo tình huốngcó vấn đề, qua đó người dạy, người học có sự toạ đàm, trao đổi, tranh luận để đi đến giải quyết vấn đề. Để có câu trả lời đúng đòi hỏi người học phải suy nghĩ cao độ, đồng thời người dậy phải có sự chuẩn bị chu đáo trong việc tạo ra tình huống có vấn đề.

          * Phương pháp làm việc theo nhóm: phương pháp làm việc theonhóm cũng tỏ ra có hiệu quả cho các sinh viên đã có kinh nghiệm và vốn sống nhất định đặc biệt sinh viên hệ vừa học vừa làm. Mặc dù phương pháp này có mặt hạn chế là phải cần rất nhiều thời gian để chia nhóm, ra nhiệm vụ, trình bày kết quả, tổng kết của GV và như vậy có nguy cơ “cháy giáo án” rất có thể xảy ra nếu như không thận trọng, linh hoạt. Nhưng có thể nói đây là phương pháp có tác dụng kích thích nhiều sinh viên tham gia, mỗi người đều có cơ hội làm việc tích cực, tính tích cực của người học được nâng lên.

          Nhận thức sâu sắc và khoa học về các phương pháp giảng dạy để sử dụng chúng nhằm nâng cao chất lượng bài giảng là cần thiết. Song một điều không kém phần quan trọng là sự lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng, với mục đích và nội dung cần truyền tải .

          Đối  tượng của chúng ta trong công tác đào tạo, bồi dưỡng hầu hết là sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị, các em sẽ là những người tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy việc  trang bị đầy đủ, toàn diện, sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng và cơ bản. Do đó việc nâng cao chất lượng giảng dậy các môn chủ nghĩa Mác - Lênin trong đó có  bộ môn CNXHKH  luôn là vấn đề cốt lõi vừa có tính cơ bản vừa có tính sống còn đối với giảng viên giảng dạy lý luận Mác – Lênin.

Th.S Nguyễn Thị Thu Châu