VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CƠ HỘI THĂNG TIẾN CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CƠ HỘI THĂNG TIẾN CỦA SINH VIÊN NGÀNH

GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

 

Th.s. Đào Văn Trưởng

 

Là một trong những ngành học thiên về tính “hàn lâm”, Giáo dục chính trị

ngành Giáo dục chính trị là một trong những lĩnh vực học thuật không thể thiếu

của xã hội và đất nước nói chung. Sinh viên ra trường có các cơ hội sau:

1. Giảng viên tại các cơ sở giáo dục

Nếu đam mê của bạn vừa là công tác chính trị, vừa là giảng viên sư phạm.

Thì học ngành Giáo dục chính trị chính là cái nôi khởi đầu tốt đẹp nhất. Sau khi

hoàn thành hết chương trình đào tạo, với các sinh viên có kết quả học tập ở mức

Khá trở lên, đều bình đẳng trong cơ hội trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo

dục khắp cả nước.

Bạn có thể cầm tấm bằng cử nhân Giáo dục chính trị trong tay, ứng tuyển

vào làm việc như một giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân tại các cơ sở

giáo dục cấp THCS, THPT tại các xã, huyện, thành phố,... Ngoài sự lựa chọn có

phần an toàn này, bạn còn có thể làm giảng viên của các bộ môn liên quan đến

chuyên ngành lý luận chính trị, Giáo dục chính trị, Triết học,.... tại các cơ sở

giáo dục cấp độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Nhìn chung, với những ai định hướng theo nghề nghiệp này, thường phải

là các cá nhân có sự đam mê nhất định với nghề. Mặt khác, vừa giỏi chuyên

môn, vừa thông thạo nghiệp vụ, để có thể trực tiếp truyền tải các tri thức, giảng

 

dạy những học thuyết tuyệt vời mà bạn đã từng trải qua, tiếp nối cho các thế hệ

mai sau vững vàng hơn nữa.

Việc làm giáo dục - đào tạo

2. Chuyên viên đào tạo tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị

Nếu chưa đủ tiềm lực hoặc không muốn trở thành một giảng viên trong

các trường học, bạn có thể rẽ ngang làm công việc tương tự. Trở thành các

chuyên viên chính trị, phụ trách công tác đào tạo tại các trung tâm bồi dưỡng

chính trị, các lớp cảm tình Đảng hay các lớp học triển khai nghị quyết, quy định,

chính sách của Đảng và Nhà nước.

Khác với việc làm giảng viên, giáo viên tại các cơ sở giáo dục trường học.

Khi trở thành chuyên viên đào tạo tại các trung tâm chính trị, đối tượng học viên

của bạn sẽ không giới hạn về độ tuổi, họ có thể cũng là các em sinh viên, nhưng

cũng có thể là giảng viên, giáo viên hay các cán bộ “lão làng” khác. Để trở

thành chuyên viên đào tạo, ngoài tấm bằng cử nhân Giáo dục chính trị “sáng”,

bạn còn phải thành thạo trong nghiệp vụ sư phạm, có kỹ năng giao tiếp, tác

phong chuẩn mực và thái độ nghiêm túc với nghề nghiệp của mình.

3. Chuyên viên, cán bộ trong các cơ quan Nhà nước

Chẳng quá bất ngờ khi nói rằng sinh viên ngành Giáo dục chính trị có thể

làm việc dưới chức danh chuyên viên, cán bộ tại các đơn vị, cơ sở, cơ quan

thuộc sự quản lý trực tiếp từ Nhà nước, đây cũng là một trong những định

hướng thường được các bạn sinh viên sau khi ra trường theo đuổi nhất.

Đa phần cơ quan hành chính sự nghiệp hay các tổ chức Nhà nước các cấp

từ cao đến thấp cũng đều sở hữu những người từng có học thuật là ngành Giáo

dục chính trị. Sinh viên Giáo dục chính trị có thể xin công tác tại các cơ quan

hoạt động ở các lĩnh vực như Bộ, Sở, Vụ các ban ngành như Giáo dục, chính trị,

tuyên giáo, nội vụ, ngoại vụ,....

Để đi theo định hướng này, người học ngay từ ban đầu phải xác định đúng

đắn con đường đã chọn. Để từ đó có thể phấn đấu nhằm cho ra kết quả học tập

tốt, tham gia tích cực các hoạt động mang tính đoàn thể tại trường, sở hữu nhiều

 

giải thưởng dành cho sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác

hoạt động ngoại khóa,....

4. Phóng viên, nhà báo, biên tập viên

Cuối cùng, mọi sinh viên Giáo dục chính trị đều có triển vọng và cơ hội

để trở thành những nhà báo, phóng viên hay biên tập viên, bình luận viên tại các

đơn vị truyền thông, đài truyền hình, trung tâm tin tức, báo chí của các cấp địa

phương, trung ương hay tư nhân,....

Bạn có thể đã nhìn thấy các MC hay biên tập viên trên các chương trình

Thời sự, An ninh quốc gia, Giáo dục công dân,... trên tivi chứ? Đúng vậy, bạn

cũng sẽ có cơ hội trở thành các gương mặt như vậy nếu như bạn học ngành Giáo

dục chính trị và biết vận dụng các lý thuyết vào thực tiễn.