LỢI ÍCH KHI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LỢI ÍCH KHI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

 

Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố sức khoẻ là quan trọng nhất.

Trường Đại học Tây Bắc là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế ở nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau. Nhà trường tổ chức tuyển sinh đại học hệ chính quy Ngành Giáo dục thể chất năm 2023. Nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực về cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

1.     Giáo dục thể chất là gì?

Giáo dục thể chất (GDTC) cũng như các hình thức giáo dục khác, bản chất là một quá trình sư phạm với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Sự khác biệt chủ yếu của GDTC với các hình thức giáo dục khác ở chỗ là quá trình hướng đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện về hình thái và chức năng của cơ thể, qua đó trang bị kiến thức và mối quan hệ giữa chúng. Như vậy có thể thấy, GDTC như một hình thức độc lập tương đối của quá trình giáo dục toàn diện, có quan hệ khách quan với các hình thức giáo dục khác như: Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ và lao động…

Đào tạo cử nhân Sư phạm ngành Giáo dục Thể chất có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học để giảng dạy - huấn luyện, làm việc, quản lý, tổ chức sự kiện thể dục thể thao trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trung tâm đào tạo, huấn luyện thể dục thể thao tại các địa phương; có khả năng khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời; có phẩm chất đạo đức nhà giáo.

2.     Ngành Giáo dục Thể chất: Học gì?

Sinh viên học Ngành GDTC sẽ được trang bị những kiến thức đại cương chung, kiến thức chuyên ngành như: Điền kinh, Thể dục, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng ném, Cầu lông, Võ thuật, Bơi, Cờ vua, Bóng bàn, Quần vợt, Yoga, Khiêu vũ thể thao… Ngoài ra người học còn được trang bị những kiến thức cơ bản về Y học, giải phẫu, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, phương pháp huấn luyện và nghiệp vụ sư phạm…để vận dụng vào thực tiễn trong hoạt động GDTC và TDTT sau khi tốt nghiệp ra trường.

3.     Học Giáo dục Thể chất ra trường làm gì?

Đây được xem là ngành nghề phù hợp với những con người năng động, có thể tiếp cận được với rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan mật thiết đến ngành GDTC phải kể đến như: Vận động viên thi đấu; Huấn luyện viên thể thao; Giảng viên – Giáo viên thể thao; Trọng tài; Nhà dinh dưỡng thể thao; Nhân viên cứu hộ; Quản lý vận động viên; Tổ chức các sự kiện thể thao; Quản lý phòng tập thể chất’ Quản lý truyền thông trong thể thao; Quản lý sản phẩm thể thao; Quản lý tài trợ thể thao; Quản lý dự án sự kiện thể thao; Phóng viên, biên tập viên, bình luận viên thể thao; Quản lý truyền thông trong thể thao…

4.     Học ngành Giáo dục Thể chất ở Trường Đại học Tây Bắc

– Sinh viên được miễn 100% học phí.

– Được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/ tháng.

– Cơ hội việc làm cao

– Cơ hội nhận được nhiều học bổng có giá trị cao.

– Ký túc xá cho SV rộng rãi, thoáng mát

– Trải nghiệm cơ sở vật chất học tập hiện đại

– Trải nghiệm môi trường học tập năng động, chuyên nghiệp, chất lượng.

– Cơ hội học song song hai ngành đại học

·         TỔ HỢP XÉT TUYỂN

T00: Toán + Sinh học + Năng khiếu TDTT

T03: Địa + Ngữ văn + Năng khiếu TDTT

T04: Toán + Vật lý + Năng khiếu TDTT

T05: Ngữ văn + GDCD + Năng khiếu TDTT

Các em nhớ đăng ký thi năng khiếu khi làm hồ sơ

·         PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

1.     Điểm thi tốt nghiệp THPT.

2.     Xét học bạ.

·         NỘI DUNG THI TUYỂN MÔN NĂNG KHIẾU TDTT

Bật xa tại chỗ: Mỗi thí sinh thực hiện 2 lần, lấy thành tích cao nhất.

Chạy 100m: Thí sinh thực hiện 1 lần chạy tư thế xuất phát cao.

theo ô chạy, đợt chạy quy định.

·         THÔNG TIN TƯ VẤN

– Website: https://utb.edu.vn

– fanpage: khoacoso

– Hotline: 0915.639.420

 

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Đào tạo cử nhân ngành Giáo dục chính trị thuộc khối ngành sư phạm có kiến thức vững vàng về khoa học lý luận chính trị và khoa học giáo dục, có kĩ năng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, giảng dạy và nghiên cứu các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố, môn giáo dục công dân ở phổ thông; làm việc trong các cơ quan Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội.

Khoa Cơ sở giới thiệu chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị tới Phụ huynh và học sinh có nhu cầu tìm hiểu:

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Cấu trúc chương trình đào tạo

Cấu trúc của CTĐT ngành Giáo dục chính trị trình độ đại học của Trường Đại học Tây Bắc được phân ra thành 02 khối kiến thức là đại cương và chuyên nghiệp, trong đó có các học phần bắt buộc và học phần tự chọn được thể hiện cụ thể như sau:

 

Khối kiến thức

Số tín chỉ

Số tín chỉ

Bắt buộc

Tự chọn

Kiến thức giáo dục đại cương

17

15

2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

118

108

10

Kiến thức cơ sở ngành

11

9

2

Kiến thức chuyên ngành

89

81

8

NVSP và thực tập nghề nghiệp

11

11

0

Khóa luận tốt nghiệp hoặc tương đương

7

7

0

Tổng số số lượng kiến thức toàn khóa

135

123

12

 

 

2. Khung chương trình đào tạo

Khung CTĐT được thể hiện dưới dạng cấu trúc bảng với các thông tin quan trọng của HP được thiết kế cho mỗi khối kiến thức dựa vào CĐR của CTĐT. Các thông tin của HP bao gồm: mã HP, tên HP, số TC, số tiết (bao gồm loại tiết lý thuyết hoặc thực hành), tự học và điều kiện tiên quyết, cụ thể như sau:

 

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số TC

Loại tiết tín chỉ

Học phần

tiên quyết

Học phần học trước

Lên lớp

TS tiết

(x hệ số)

Tự học

LT

BT

1. Kiến thức giáo dục đại cương

17

(không kể GDTC và GDQP)

 

Bắt buộc

15

 

1

POL0006

Pháp luật đại cương

2

28

2

30

60

 

 

2

ENG0001

Tiếng Anh 1

2

20

10

30

60

 

 

3

ENG0002

Tiếng Anh 2

3

30

15

45

90

 

ENG0001

 

ENG0003

Tiếng Anh 3

2

20

10

30

60

 

ENG0002

 

ENG0004

Tiếng Anh 4

3

30

15

45

90

 

ENG0003

4

ICT0001

Tin học cơ sở

3

30

30

60

135

 

 

5

GDQ0001

Giáo dục quốc phòng

 

 

 

165

 

 

 

6

PHE0001

Giáo dục thể chất 1

1

2

26

28

90

 

 

7

PHE0002

Giáo dục thể chất 2

2

2

56

58

90

PHE0001

 

Tự chọn 1

2

SV chọn học 1 trong các học phần sau

 

8

LIT0105

Soạn thảo văn bản

2

30

0

30

60

 

 

SVH0001

Văn hóa Tây Bắc

2

27

3

30

60

 

 

ICT0002

Tin học nâng cao

2

20

20

40

90

ICT0001

 

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

118

 

 

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

11

 

 

Bắt buộc

9

 

 

9

PSY0001

Tâm lý học

3

39

6

45

90

 

 

10

PSY0002

Giáo dục học

4

53

7

60

120

TLG0001

 

11

PSY0005

Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành GD&ĐT

2

26

8

34

60

TLG0002

 

Tự chọn 2

2

SV chọn học 1 trong các học phần sau

 

12

PSY0003

Giao tiếp sư phạm

2

16

14

30

60

 

 

PSY0004

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

25

5

30

60

 

 

2.2. Kiến thức chuyên ngành

89

 

 

2.2.1. Kiến thức chung của ngành

31

 

 

Bắt buộc

28

 

 

13

POL0007

Triết học Mác - Lênin

4

56

4

60

120

 

 

14

POL0008

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

3

42

3

45

90

POL0007

 

15

POL0009

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

28

2

30

60

POL0007

 

16

POL0010

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

42

3

45

90

POL0007

 

17

POL0011

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

28

2

30

60

POL0007

 

18

POL0012

Đạo đức và giáo dục đạo đức

3

42

3

45

90

POL0007

 

19

POL0013

Chính trị học

3

42

3

45

90

POL0007

 

20

POL0014

Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam

2

28

2

30

60

POL0007

 

21

POL0015

Xã hội học

3

42

3

45

90

POL0009

 

22

POL0016

Xây dựng Đảng

3

42

3

45

90

POL0010

 

Tự chọn 3

3

SV chọn học 1 trong các học phần sau

 

23

POL0017

Thể chế chính trị thế giới đương đại

3

42

3

45

90

 

 

POL0018

Logic học

3

42

3

45

90

POL0007

 

2.2.2. Kiến thức chuyên sâu của ngành

58

 

 

Bắt buộc

53

 

 

24

POL0019

Hiến pháp và hệ thống chính trị

4

56

4

60

120

POL0006

 

25

POL0020

Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân

2

28

2

30

60

PSY0002

 

26

POL0021

Phương pháp dạy học Giáo dục công dân ở trường THCS

3

42

3

45

90

POL0020

 

27

POL0022

Phương pháp dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

4

50

10

60

120

POL0020

 

28

POL0023

Lịch sử triết học

3

42

3

45

90

POL0007

 

29

POL0024

Lịch sử các học thuyết kinh tế

2

25

5

30

60

POL0008

 

30

POL0025

Lịch sử tư tưởng XHCN

2

28

2

30

60

POL0009

 

31

POL0026

Đạo đức kinh doanh và văn hoá kinh doanh

3

42

3

45

90

POL0008

 

32

POL0027

Giáo dục kỹ năng sống

3

42

3

45

90

 

 

33

POL0028

Giáo dục pháp luật

2

28

2

30

60

POL0006

 

34

POL0029

Những vấn đề của thời đại ngày nay

2

25

5

30

60

POL0009

 

35

POL0030

Chuyên đề triết học

3

42

3

45

90

POL0007

 

36

POL0031

Chuyên đề kinh tế chính trị

3

40

5

45

90

POL0008

 

37

POL0032

Chuyên đề chủ nghĩa xã hội khoa học

3

42

3

45

90

POL0009

 

38

POL0033

Chuyên đề lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

42

3

45

90

POL0010

 

39

POL0034

Chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh

3

42

3

45

90

POL0011

 

40

POL0035

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

3

42

3

45

90

ICT0001

 

41

POL0036

Thực tế chuyên môn

2

 

 

 

 

 

 

42

POL0037

Công tác Đảng và công tác đoàn thể

3

42

3

45

90

POL0010

 

Tự chọn 4

5

Sinh viên chọn học 05 tín chỉ

 

 

43

44

POL0038

Dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam

2

28

2

30

60

 

 

POL0039

Xử lý các tình huống chính trị

2

28

2

30

60

 

 

POL0040

Công tác xã hội

3

42

3

45

90

 

 

POL0041

Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành giáo dục chính trị

3

42

3

45

90

 

 

2.3. NVSP và thực tập nghề nghiệp

11

 

 

 

 

 

 

45

DRI0001

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên 1

2

28

2

30

60

POL0020

 

46

DRI0002

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên 2

2

28

2

30

60

POL0020

 

47

POL0042

Thực tập sư phạm 1

2

28

2

30

60

POL0020

 

48

POL0043

Thực tập sư phạm 2

5

 

75

75

150

 

 

2.4. Khóa luận hoặc tương đương

7

 

 

 

 

 

 

49

KLT0001

Khóa luận

7

 

 

 

 

 

 

Tự chọn 5

7

Sinh viên không làm khóa luận chọn học 7 tín chỉ trong các học phần sau

 

49

POL0044

Kỹ năng lãnh đạo, quản lý

3

42

3

45

90

 

 

POL0045

Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của Mác - Ăngghen - Lênin

3

42

3

45

90

 

 

POL0046

Đạo đức công vụ

2

28

2

30

60

 

 

POL0047

Một số tác phẩm của Hồ Chí Minh

2

28

2

30

60

 

 

POL0048

An sinh xã hội

2

28

2

30

60

 

 

PLO0049

Chủ nghĩa xã hội hiện thực

2

28

2

30

60

 

 

ENG005

Tiếng Anh 5

5

75

0

75

150

ENG0004

 

 

Lưu lý: Người học phải tích lũy tối thiểu 135 đơn vị tín chỉ bao gồm các học phần bắt buộc và tự chọn (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

 

 

HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CHUYÊN MÔN CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CHUYÊN MÔN CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Đi thực tế chuyên môn là quá trình thâm nhập cuộc sống thực tế để đem những kiến thức đã được học tại trường, vận dụng vào việc ghi chép tài liệu, lấy tư liệu từ đời sống, rèn luyện khả năng chắt lọc, tìm tòi những cái hay, cái đẹp của cuộc sống, phục vụ cho việc học tập và trau dồi chuyên môn. Quá trình thực tế chuyên môn là không thể thiếu được đối với người sáng tác nghệ thuật. Đặc biệt, đối với sinh viên học ngành Giáo dục chính trị thì đi thực tế chuyên môn càng quan trọng trong việc gắn lý luận và thực tiễn.

            Quá trình đi thực tế chuyên môn giúp sinh viên nâng cao hiểu biết thực tế cuộc sống. Đây là dịp tốt để sinh viên có thể tận mắt thấy và cảm nhận các khía cạnh khác nhau của đời sống con người. Từ sinh hoạt thường ngày đến lao động sản xuất, từ cảnh vật thiên nhiên cho đến những di tích lịch sử.

Thực tế chuyên môn có tác dụng củng cố những kiến thức đã được học của các môn học chính trị chuyên ngành, gắn lý luận và thực tế sinh động, từ đó nâng cao khả năng nhận thức, tiếp thu dễ dàng hơn các kiến thức chuyên môn. Đi thực tế chuyên môn là một phần không thể thiếu được trong quá trình đào tạo học tập và sáng tạo của sinh viên ngành Giáo dục chính trị.

            Yêu cầu của thực tế chuyên môn là sinh viên phải thâm nhập thực tế, hiểu biết cuộc sống đang diễn ra, tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tìm hiểu các di tích lịch sử…. Sinh viên phả ghi chép, đề về viết thu hoạch thực tế. Kết thúc một đợt thực tế chuyên môn, sinh viên phải có được một khối lượng nhất định tài liệu ghi chép kết quả của đợt thực tế đó và viết bài thu hoạch.

Sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, Khoa Cơ sở thường đi thực tế chuyên môn tại các điểm như: Nghĩa trang Trường Sơn, thăm Làng sen, quê Bác, thăm các di tích lịch sử, cố đô Huế… Chuyến đi thực tế chuyên môn thường được tất cả các sinh viên mong đợi từ đầu năm học, chuyến đi không những mang lại cho sinh viên kiến thức thực tế về chuyên môn mà còn tạo cho sinh viên cơ hội được thực hành những kiến thức đã được học trong suốt quá trình đào tạo của Khoa.

 

 

 

Chương trình thực tế chuyên môn được thực hiện với nhiều mục đích; đó không chỉ là việc rèn luyện cho sinh viên nhiều kinh nghiệm,  kiến thức trong quá trình làm việc sau này; mà còn việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng làm việc; giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận trí thức thông qua việc đan xen những chương trình học tập, tham quan, vui chơi giải trí như sinh hoạt văn nghệ, giao lưu với những người dân địa phương.

          Chương trình đi thực tế thường kéo dài khoảng 7 ngày đã để lại nhiều dấu ấn, kỷ niệm sâu sắc là sự gần gũi, đoàn kết keo sơ giữa Thầy và Trò tại các địa phương.  

 

GIỚI THIỆU CƠ HỘI VIỆC LÀM NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

GIỚI THIỆU CƠ HỘI VIỆC LÀM NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

 

 

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo cử nhân ngành Giáo dục chính trị thuộc khối ngành sư phạm có kiến thức vững vàng về khoa học lý luận chính trị và khoa học giáo dục, có kĩ năng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, giảng dạy và nghiên cứu các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố, môn giáo dục công dân ở phổ thông; làm việc trong các cơ quan Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông;
  • Giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của ĐCSVN, Tư tưởng HCM ở các trường cao đẳng, đại học, các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố, huyện; giáo viên giảng dạy Lý luận chính trị ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề;
  • Giảng viên giảng dạy các môn phương pháp dạy học trong các trường sư phạm có khoa Giáo dục chịnh trị hoặc Giáo dục công dân;
  • Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước các cấp, tổ chức Đảng các cấp, tổ chức chính trị xã hội các cấp (hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên....)
  • Có cơ hội học thạc sĩ, tiến sĩ các ngành triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Lý luận và phương pháp dạy học chính trị;
  • Có cơ hội thăng tiến ở các vị trí trong quá trình công tác.

 

CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, KHOA CƠ SỞ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

 

Ngành Giáo dục chính trị, Khoa Cơ sở, Trường Đại học Tây Bắc đến nay đã có 18 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường, đảm nhiệm những công việc khác nhau trong cáccơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…); Uỷ ban nhân dân các cấp; Các tổ chức khác như: Hội Luật gia, Hội Phụ nữ. Giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trường phổ thông, giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học ở nhiều địa phương trên cả nước.

Chương trình ngành Giáo dục chính trị được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực người học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay của đất nước, sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị được xây dựng trên cấu trúc bao gồm: các môn kiến thức chung, khối kiến thức chuyên ngành, kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, và khối kiến thức về hình thành và rèn luyện kỹ năng.

Sinh viên học ngành Giáo dục chính trị ra trường, có hiểu biết đầy đủ về chương trình môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông hiện nay, sinh viên đã được tiếp cận những hướng mới trong chương trình đổi mới sách giáo khoa tổng thể mà bộ Giáo dục và đào tạo đang triển khai. Do vậy, sau khi ra trường sinh viên sẽ đảm nhận tốt việc dạy môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Giáo dục chính trị đã được trang bị những kiến thức cơ bản, toàn diện và có định hướng nâng cao của các môn lý luận chính trị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ điều kiện để học các bậc học cao hơn ở các chuyên ngành như: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng… Do vậy, sinh viên ra trường có thể đảm nhận giảng dạy học phần Chính trị cho các trường trung cấp chuyên nghiệp, các học phần thuộc khối khoa học chính trị cho sinh viên không chuyên về các môn lý luận chính trị tại các trường Cao đẳng, Đại học.

Trong quá trình học bốn năm tại Khoa Giáo dục chính trị, bên cạnh việc được trang bị các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay; sinh viên nhận được sự quan tâm của Chi bộ, Ban chủ nhiệm khoa và các giảng viên trong khoa; sinh viên được tham gia nhiều các hoạt động đoàn, hội các cấp. Liên chi đoàn khoa Cơ sở là một trong những liên chi đoàn thuộc tốp đầu của Trường Đại học Sư phạm, hàng năm đã tổ chức hiệu quả các hoạt động đoàn, hội cho sinh viên tham gia học hỏi và giao lưu với các sinh viên thuộc liên chi đoàn khác trong nhà trường. Điều này, đã giúp sinh viên mạnh dạn hơn trước tập thể, được thể hiện khả năng của mình giúp sinh viên rất tự tin trong các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, qua quá trình rèn luyện, sinh viên đã hình thành và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt các nhiệm vụ khi tham gia vào các phòng trào. Do vậy, sau khi tốt nghiệp, với kiến thức, kỹ năng và thái độ đầy đủ, sinh viên ngành Giáo dục chính trị, hoàn toàn đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ tại các tổ chức chính trị xã hội như: Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Ban tuyên giáo, v.v.