SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

Ths. Đinh Thế Thanh Tú

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một trong những nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của khối sư phạm hiện nay. Việc nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên chuyên ngành GDCT nói riêng là yêu cầu sống còn để mỗi sinh viên có thể vững vàng bước vào nghề. Để làm tốt việc này cần có sự phối hợp, tổ chức thực hiện nhiều công đoạn, trong đó, kiểm tra, đánh giá là một khâu đóng vai trò hết sức quan trọng.

Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt cuối cùng của qúa trình dạy học. Đây cũng là khâu quan trọng tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của sinh viên, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của sinh viên nói chúng và sinh viên sư phạm nói riêng.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, công tác kiểm tra, đánh giá các môn lý luận chính trị nói chung và đặc biêt với môn Phương pháp giảng dạy GDCD nói riêng hiện nay còn nhiều bất cập bêncạnh những mặt tích cực đã đạt được như kiểm tra được một phần lượng kiến thức các em đã học và cách các em vận dụng kiến thức đã học vào bài soạn… Song song theo nó những mặt hạn chế nhất định, cụ thể:

- Vì nội dung kiểm tra thường gắn với việc soạn giáo án, do đó chưa đánh giá được đúng năng lực sư phạm của sinh viên.

- Nội dung kiểm tra, đánh giá nặng về lý thuyết.

- Không rèn được kỹ năng sư phạm cho các em sinh viên.

Chính từ thực tế đó, đối với môn Phương pháp GDCD của cả khối Đại học GDCT và CĐSP Văn (Văn - GDCD) đòi hỏi cần đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực của các em sinh viên sư phạm từ việc chuyển từ thi viết tự luận sang thi giảng trên lớp.

Việc tổ chức thi giảng trên lớp sẽ góp phần kiểm tra, đánh giá chính xác và đầy đủ hơn về năng lực sư phạm của các em. Ngoài việc soạn giáo án, các em sẽ thể hiện được tất cả kỹ năng, kỹ xảo của mình trong quá trình thực hành trên lớp, qua đó giúp cho giáo viên đánh giá được những năng lưc sư phạm cần thiết trong quá trình giảng dạy như: tác phong, kỹ năng giảng, viết bảng, giải quyết các vấn đề của nội dung bài học, cách xử lí các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình lên lớp.

Với cách kiểm tra, đánh giá như vậy, sẽ đòi hỏi các em sinh viên có ý thức tự giác và đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc học và vận dụng lý thuyết vào nội dung bài soạn sao cho hoàn thiện nhất. Trên cơ sở đó, các em tiến hành các buổi tự rèn luyện nghiệp vụ trên lớp dưới sự tham gia, góp ý của các bạn trong nhóm. Điều đó có tác dụng giúp các em biết được những ưu, nhược điểm của bản thân để điều chỉnh sao cho phù hợp trước khi các em bước vào thi, kiểm tra, đánh giá học phần Phương pháp giảng dạy vào cuối kỳ học.

Việc kiểm tra, đánh giá trên lớp đối với mỗi sinh viên bằng hình thức tổ chức thi giảng sẽ giúp giảng viên có được sự đánh giá khách quan nhất về sinh viên của mình. Tuy nhiên, việc tổ chức thi giảng sẽ đòi hỏi sự đầu tư công phu của giáo viên và cả sinh viên. Nhất là vấn đề bố trí, sắp xếp thời gian. Trong khi sĩ số của các lớp đại học, cao đẳng hiện nay là rất đông, việc tổ chức thi giảng sẽ diễn ra trong nhiều ngày mới có thể đánh giá được hết số sinh viên trong lớp.

Nhìn chung, việc tổ chức thi giảng hiện nay là việc cần thiết và có tính cấp bách trước thực trạng sinh viên đang có chiều hướng yếu đi về năng lực sư phạm, điều này được phản ảnh rất rõ từ kết quả các em đi rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, đi kiến, thực tập sư phạm ở phổ thông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần có những bước đột phá, từ trong khâu dạy, rèn luyện thực hành và khâu kiểm tra đánh giá.

 

Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên chuyên ngành là một việc làm hết sức quan trọng, đòi hỏi mỗi giảng viên chúng ta cần cố gắng, nỗ lực trong từng nội dung, từng học phần giảng dạy, kết hợp với các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Và mục tiêu cuối cùng là trang bị cho các em sinh viên sư phạm những năng lực cần thiết để các em vững tin trước khi bước vào nhà trường phổ thông.

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH - MỘT NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

 

 

                                                    Th.S Nguyễn Thị Linh Huyền

          Tóm tắt:Trong những năm gần đây, hậu quả tiêu cực về xã hội trong nền kinh tế thị trường do các doanh nghiệp gây ra ngày càng trở nên nghiêm trọng, vấn đề đạo đức kinh doanh được đặt ra cấp bách, đó là sự băng hoại về đạo đức do cạnh tranh không lành mạnh vì mục tiêu lợi nhuận, chạy theo lối sống thực dụng, thờ ơ với đồng loại, nguy cơ huỷ hoại môi trường. Ở Việt Nam, việc giáo dục, thực hiện đạo đức kinh doanh hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững và cần thiết phải bắt đầu từ giáo dục học sinh ở bậc trung học phổ thông – chủ nhân tương lai của đất nước.

Ngày nay, với sự phát triển của mô hình kinh tế thị trường (KTTT) nền kinh tế nước ta đã có những sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, KTTT đã dẫn đến những biến đổi trong đời sống xã hội, mang những nguy cơ ẩn chứa bên trong cần phải được loại bỏ. Đó là nguy cơ làm băng hoại đạo đức do sự cạnh tranh không lành mạnh vì mục tiêu lợi nhuận, chạy theo lối sống thực dụng, thờ ơ với đồng loại, nguy cơ huỷ hoại môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên… Để loại bỏ những nguy cơ ấy cần phải có sự đóng góp trách nhiệm của cả cộng đồng nhằm bảo vệ, duy trì các chuẩn mực đạo đức truyền thống. Một trong những chuẩn mực đó là đạo đức kinh doanh.

1. Sự cần thiết của giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông

Khái niệm đạo đức kinh doanh có nội hàm là những quy định, quy tắc và các tiêu chuẩn, hành vi của chủ thể trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh bao gồm việc tuân thủ pháp luật, việc thực hiện trách nhiệm mang tính đạo đức của doanh nghiệp, việc bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của cộng đồng. Để thực hiện đạo đức kinh doanh ở nước ta thì việc hoàn thiện hành lang pháp lý, việc tuyên truyền, giáo dục, xây dựng các quy tắc ứng xử về đạo đức kinh doanh là những giải pháp quan trọng, cấp thiết để từng bước xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.

Nhằm góp phần vào việc thực hiện những giải pháp đó thì việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho học sinh (HS) ở các trường THPT qua dạy học môn GDCD là một nhiệm vụ quan trọng bởi vì đây là lực lượng lao động tương lai của đất nước. Sau khi tốt nghiệp THPT, các em học tiếp lên CĐ, ĐH hay học nghề, thậm chí có nhiều em tham gia vào các hoạt động kinh tế ngay và trở thành chủ thể trong nền KTTT. Có thể nói, dù ở bất cứ ngành nghề khác nhau, trình độ khác nhau, vai trò, vị trí việc làm của các em trong tương lai có khác nhau nhưng đều cần phải tuân theo những giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội, trong đó có đạo đức kinh doanh. Việc tuân thủ đạo đức kinh doanh không chỉ làm gia tăng lợi nhuận cho mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân mà còn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo quyền con người, bình đẳng giới…v.v.

        Một trong những định hướng đổi mới chương trình  giáo dục phổ thông sau năm 2015 là chuyển quá trình giáo dục từ dạy chữ sang kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã nêu giải pháp: Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.

       Mục tiêu môn học GDCD ở THPT cũng hướng đến sự cần thiết của giáo dục đạo đức (đạo đức kinh doanh là một chuẩn mực của đạo đức học) như: giúp HS biết được một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, hiểu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tham gia phát triển kinh tế của công dân. Biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đấu tranh, phê phán đối với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân. Giúp HS nhận rõ trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiẹp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hình thành những năng lực cơ bản như: tự hoàn thiện bản thân, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh…hình thành ở các em tình cảm, niềm tin và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước sự phát triển của đất nước.

        Như vậy, đạo đức kinh doanh là một kiểu loại đạo đức đặc thù, biểu hiện riêng của đạo đức xã hội trong lĩnh vực kinh doanh. Những ai làm kinh doanh mà không tuân thủ đạo đức kinh doanh, trong chừng mực nào đó, được coi là không tuân thủ quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội và do vậy sớm hay muộn cũng bị cộng đồng xa lánh, lợi nhuân sẽ bị suy giảm. Do vậy để xây dựng đạo đức kinh doanh cho các chủ thể tham gia vào các thành phần kinh tế ở nước ta thì cần coi trọng việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho HS qua dạy học môn GDCD.

2. Nội dung giáo dục những chuẩn mực đạo đức kinh doanh cơ bản trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT

        Môn GDCD ở THPT gồm các phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học; Công dân với đạo đức (Lớp 10); Công dân với kinh tế; Công dân với các vấn đề chính trị- xã hội (lớp 11); Công dân với pháp luật (lớp 12). Việc giáo dục đạo đức kinh doanh cần được lồng ghép trong các bài học và GV định hướng cho các em những chuẩn mực cơ bản của đạo đức  kinh doanh là:

      - Tính trung thực: Do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế nên tính trung thực là một yêu cầu nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho các chủ thể của nền KTTT, là biểu hiện chữ tín trong quan hệ thị trường. Tính trung thực của đạo đức kinh doanh được thể hiện như không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, hoặc kiểu kinh doanh “chụp giật”, “ăn xổi” vì những thủ đoạn đó chỉ là nhất thời chứ không thể tồn tại lâu dài, sẽ sớm bị xã hội phát hiện và tẩy chay. Tính trung thực còn được thể hiện như giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong lời nói và việc làm; Trung thực trong việc chấp hành pháp luật của nhà nước để không đi vào con đường làm ăn phi pháp như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế, vi phạm bản quyền, quảng cáo sai sự thật, không buôn bán những mặt hàng quốc cấm hoặc tiến hành những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục của dân tộc; Trung thực ngay cả với bản thân mình để không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”… Thiếu trung thực cũng có nghĩa là thiếu tài năng kinh doanh chân chính.

      - Tôn trọng con người: Tôn trọng con người được thể hiện là sự tôn trọng đối với người lao động như: đảm bảo quyền bình đẳng và xứng đáng cho người lao động, không phân biệt sự khác nhau về dân tộc, giới tính, tôn giáo, dịa phương, vùng văn hóa, tuổi tác hay thể chất; Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân, đảm bảo, điều kiện, môi trường làm việc, cung cấp thông tin trung thực về sản phẩm, những thông tin cần phải được cung cấp rõ trên bao bì, nhãn hiệu, công dụng, cách dùng, hạn sử dụng vì những thông tin không chính xác sẽ làm mất đi sự tin cậy của người tiêu dùng; cần phải đảm bảo an toàn sản phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và kỹ thuật công nghệ trong quá trình gia công và lắp ráp, kiểm tra chất lượng, bao bì để tránh hư hại biến chất. Có thể nói kinh doanh có đạo đức luôn đi liền với các hành vi cạnh tranh lành mạnh, kể cả việc tôn trọng đối thủ.

       - Giáo dục đạo đức kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội: đó là cần tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá xã hội), bình đẳng về giới, đảm bảo an toàn lao động, trả lương công bằng… Giáo viên có thể lấy ví dụ, nêu gương những doanh nhân làm từ thiện để giúp đỡ những người bất hạnh hay việc họ đóng góp xây dựng trường học, đường xá, bệnh viện…

      - Sự khiêm tốn và lòng dũng cảm: trong dạy học GDCD, GV cần giáo dục cho HS thấy người có đức tính khiêm tốn cũng có nghĩa là người giàu lòng tốt, luôn quan tâm đến lợi ích của người khác và của xã hội: Hăng hái học tập, rèn luyện để trở thành người lương thiện, sống có đạo đức, có ý thức bảo vệ danh dự và phẩm giá của bản thân mình và mọi người xung quanh. Tính khiêm tốn giúp chủ thể kinh doanh biết tự khẳng định mình để tiến bộ nhanh, giúp con người dễ gần gũi, dễ tiếp xúc với mọi người, sống thanh thản, nhân ái, vị tha, lành mạnh, khắc phục được những thói xấu ích kỷ, tham lam, thô bạo, coi thường người khác. Người kinh doanh không chỉ có những đức tính khiêm tốn mà còn phải có lòng dũng cảm, người dũng cảm là người dám đương đầu với mọi gian nan, thử thách, không chùn bước trước khó khăn, gian khổ. Dũng cảm không có nghĩa là liều lĩnh mà nó đòi hỏi có sự quyết tâm, có nghị lực, có sự thông minh và sáng suốt. Sự khiêm tốn và lòng dũng cảm là đức tính rất cần đối với mỗi người kinh doanh. Nó giúp họ tránh được sự kiêu ngạo và tự ti. Qua đó, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân dám đương đầu với thử thách, “dám làm dám chịu”, “tay trắng làm nên”.

       - Tôn trọng bí mật thương mại: Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh bao gồm: công thức, thành phần một sản phẩm, thiết kế một kiểu máy móc, công nghệ và kỹ năng đặc biệt, các vấn đề tài chính, quy trình đấu thầu các dự án có giá trị lớn…. Bí mật thương mại cần được bảo vệ vì nó là một loại tài sản đặc biệt mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả làm mất lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, người lao động trực tiếp liên quan đến bí mật thương mại có nghĩa vụ bảo mật không được tiết lộ hay sử dụng thông tin tích luỹ được trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Chìa khoá để giải quyết vấn đề bảo vệ bí mật thương mại nằm ở việc cải thiện mối quan hệ với người lao động mà yếu tố then chốt là tạo ra môi trường đạo đức trung thực. Ở đó, người chủ đối xử đàng hoàng với nhân viên, bằng cách đánh giá đúng mức độ đóng góp, xác định đúng chủ quyền đối với các ý tưởng. Được như vậy, người lao động thực sự thấy rằng, những tài sản của doanh nghiệp cũng là của họ chứ không phải của riêng ông chủ. Theo đó, họ sẽ tự giác có ý thức bảo mật thông tin của doanh nghiệp mà không cần sự ràng buộc có tính pháp lý.

3. Vai trò của giáo dục đạo đức kinh doanh trong dạy học Giáo dục công dân ở trường THPT

        Việc giáo dục các giá trị, các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng, được thể hiện cụ thể ở các phương diện sau:

        Thứ nhất, đạo đức kinh doanh góp phần bồi đắp những giá trị mới cho đạo đức truyền thống

       Với việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đạo đức kinh doanh dựa trên các chuẩn mực mới, như đối với doanh nghiệp đó là tinh thần tự giác tuân thủ pháp luật, cạnh tranh một cách hợp pháp, tôn trọng hợp đồng đã ký, bảo vệ môi trường, tham gia cứu trợ xã hội; Đối với cá nhân là tính trung thực, khiêm tốn, nhận thức đúng các nguyên tắc kinh doanh, xá định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, nhận thức đúng cái được làm, cái thiện và cái ác, tôn trọng đối tác, tôn trọng khách hàng,..

       Thứ hai, đạo đức kinh doanh là yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng và quan liêu

        Hoạt động dựa trên các chuẩn mực đạo đức cũng có nghĩa là các chủ thể kinh doanh không bao giờ chấp nhận hay thoả hiệp với các hành vi đi ngược lại các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của cộng đồng. Do đó, trong quan hệ với các cơ quan công quyền của nhà nước, các cá nhân và doanh nghiệp ý thức được việc họ không tham gia vào các hoạt động phi pháp và chủ động tố giác các hành vi tham nhũng, quan liêu của các công chức trong bộ máy nhà nước. Nhờ đó, sẽ góp phần quan trọng làm trong sạch bộ máy nhà nước, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

       Thứ ba, đạo đức kinh doanh là đảm bảo sự phát triển bền vững cho hoạt động sản xuất kinh doanh

        Đạo đức kinh doanh sẽ giúp các chủ thể kinh doanh tự điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp với những của các chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức nhằm hướng tới cái thiện, cái mỹ. Nó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn và mang tính nhân văn cao hơn. Điều đó, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững, hài hoà trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Bởi vì, thị trường chỉ  có thể thừa nhận những doanh nghiệp biết tôn trọng văn hoá đạo đức trong kinh doanh. Ngược lại, thị trường sẽ trừng phạt các doanh nghiệp không biết tôn trọng luật chơi của thị trường.

       Thứ tư, đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy nền KTTT phát triển theo đúng định hướng XHCN

        Đạo đức kinh doanh là liều thuốc quan trọng nhằm tăng sức đề kháng của các chủ thể kinh doanh trước những cám dỗ của nền KTTT. Cùng với việc hoàn thiện cơ chế thị trường, xây dựng đạo đức mới trong kinh doanh là điều kiện cơ bản nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lành mạnh của nền kinh tế, khắc phục tình trạng phát triển chỉ vì lợi ích kinh tế mà lệch chuẩn về đạo đức. Một nền KTTT vận hành theo cơ chế thị trường được xây dựng và phát triển với những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh mới là sự thống nhất cao giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, từng bước khắc phục những tác động tiêu cực của KTTT.

        Kết luận: Đạo đức kinh doanh là vấn đề mới ở nước ta đang được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Trong những năm gần đây, trước những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề đạo đức kinh doanh được đặt ra một cách cấp bách. Ở Việt Nam, việc thực hiện đạo đức kinh doanh hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu đó cần chú trọng tới việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho các công dân tương lai ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường vì xây dựng đạo đức kinh doanh không chỉ là trách nhiệm riêng của doanh nghiệp, mà còn là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng và của toàn xã hội.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty, NXB Đại học kinh tế quốc dân, H.2012.

 

2.     Nguyễn Văn Cư - Nguyễn Duy Nhiên (đồng chủ biên), Dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học sư phạm, H.2008.

SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

 

ThS. Cao Thị Hạnh

Qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, tư duy và chính sách đối ngoại của Đảng ta không ngừng hoàn thiện và phát triển: chuyển từ tư duy thời chiến, tập hợp lực lượng chủ yếu dựa trên ý thức hệ sang đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế;bước chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập quốc tế; từ tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế tiến lên một bước cao hơn là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

1. Bước chuyển từ tư duy thời chiến, tập hợp lực lượng chủ yếu dựa trên ý thức hệ sang đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế

          Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện, coi đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Trên lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta thể hiện quan điểm mới, như cho rằng: cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự hình thành thị trường thế giới,… sự lựa chọn duy nhất đúng đắn là “thi đua về kinh tế”; xu thế mở rộng phân công hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, là điều kiện quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

          Sau gần hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tháng 5/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, khẳng định mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Việt Nam là giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế; đồng thời nêu rõ quyết tâm, chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình. Nghị quyết 13 đánh dấu sự chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của nước ta trong tình hình mới – là cơ sở hình thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam.

          Đại hội Đảng lần thứ VII (1991 khẳng định mạnh mẽ: “Hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”, với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Như vậy, đường lối đối ngoại của Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội VII đã có chuyển biến lớn trong nhận thức; chuyển từ đường lối đối ngoại mang đậm tư tưởng ý thức hệ sang đường lối đối ngoại coi trọng lợi ích quốc gia và tư tưởng chính trị thực tế.

          Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), khẳng định quan điểm “Thực hiện  đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”; đồng thời đề ra chủ trương đối ngoại mới như: coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới; tiến tới việc thưc hiện đầu tư ra nước ngoài.

          Như vậy, từ những chuyển biến tư duy đối ngoại của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội VIII, đã hình thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

2. Bước chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập quốc tế, từ tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế tiến lên một bước cao hơn là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế

Đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến thuận lợi, môi trường hòa bình, hợp tác quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để nước ta tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài. Ở trong nước thế và lực đã lớn mạnh hơn nhiều, cơ sở vật chất của nền kinh tế được tăng cường. Đó là cơ sở để Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đề ra chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”; thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế; đẩy mạnh hoạt động ở các diễn đàn đa phương; tích cực tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu. Đặc biệt, Đảng đề ra chủ trương đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đây là lần đầu tiên chủ trương xây dựng quan hệ đối tác được đề ra trong đường lối đối ngoại của Đảng.

          Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong chủ trương đối ngoại của Đại hội IX: nhấn mạnh yếu tố chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Với phương châm Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

          Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) khẳng định: “Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước…vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên”. [4,92] Từ thực tiễn nêu trên, cùng với nhận thức của Đảng về tình hình thế giới trong những thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn “Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến”. [4, 97] Đó là cơ sở để Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) xác định nhiệm vụ đối ngoại trong 5 năm (2011 – 2015) là: “Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế”.[4,322] So với nhiệm vụ đối ngoại được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ X, thì chủ trương đối ngoại trong Nghị quyết Đại hội XI thể hiện bước phát triển mới về tư duy – chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” lên “hội nhập quốc tế” – hội nhập toàn diện, đồng bộ từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng…

Không chỉ dừng lại “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy… tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [3,112] mà phát triển cao hơn Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” [4,236]. Đồng thời, Đại hội XI khẳng định rõ hơn cơ sở của sự hợp tác: Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Đây là những quan điểm có bước phát triển đồng thời kế thừa đường lối, chủ trương đối ngoại trong suốt quá trình đổi mới.

Qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, trước sự chuyển biến của tình hình thế giới và yêu cầu nhiệm vụ trong nước, tư duy của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại đã từng bước đổi mới đáp ứng yêu cầu trong nước và xu thế quốc tế, đưa nước ta hội nhập kinh tế toàn diện, vững chắc, góp phần rạo ra thế và lực mới cho đất nước.

 

 

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, CTQG, H, 1996.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, CTQG, H, 2001.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, CTQG, H, 2006.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, CTQG, H, 2011.

 

 

 

CUỘC THI “ENGLISH CAN BE FUN”

 

Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh nhẽ như hiện nay, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan với hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế mà mở đầu là sự kiện chúng ta gia nhập WTO 11/2007. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.

Để đáp ứng được xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế đỏi hỏi các quốc gia phải đáp ứng rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không nói tới đó là nguồn nhân lực có trình độ cao. Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nguồn nhân lực có trình độ cao đang là vấn đề bức thiết cần được giải quyết. Việt Nam là quốc gia có dân số khoảng hơn 93 triệu, đứng thứ 14 trên thế giới, nhưng nguồn nhân lực có trình độ cao thì lại chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Để đáp ứng xu thế hội nhập, toàn cầu hóa không những nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn tay nghề cao, mà còn phải có khả năng giao tiếp, sử dụng thành thạo tiếng Anh.

Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu được Đảng và nhà nước rất chú trọng và quan tâm. Nhưng, để đào tạo được nguồn nhân lực vừa có trình độ, vừa có khả năng hội nhập vẫn là vấn đề nhức nhối đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay. Tỉ lệ sinh viên có khả năng giao tiếp tiếng Anh thuần thục chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong các trường đại học hiện nay.

Để nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có khả năng sử dụng tiếng anh thành thạo trong giao tiếp, Trường đại học Tây Bắc ngoài công tác chuyên môn nghiệp vụ đã tiến hành nhiều cuộc thi nhằm nâng cao năng lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ của sinh viên toàn trường.

Để đáp ứng mục tiêu trên, Căn cứ vào kế hoạch tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ Tiếng Anh năm học 2015 – 2016, căn cứ vào tình hình thực tế của các Khoa, các Liên chi đoàn; căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Liên chi đoàn khoa Ngoại ngữ, Liên chi đoàn Sinh – Hóa, Liên chi đoàn khoa Kinh tế, Liên chi đoàn khoaTiểu học – Mầm non, Liên chi đoàn khoa Lí luận Chính trị, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếng anh xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi “ English can be fun” dành cho sinh viên không chuyên.

 

Với mục đích tạo sân chơi lành mạnh, hữu ích cho đoàn viên, sinh viên, học sinh trong các Liên chi đoàn; tạo môi trường học tập, rèn luyện, sử dụng tiếng Anh hiệu quả cho đoàn viên, sinh viên, học sinh; tạo cơ hội để các em được thể hiện bản thân, thực hành sử dụng Tiếng anh, đoàn kết các đoàn viên, sinh viên, học sinh trong các Liên chi đoàn. Cuộc thi đã tạo được một sân chơi bổ ích cho toàn thể sinh viên không chuyên, là nơi để các em thể hiện năng lực ngoại ngữ của mình. Với sự năng động của một khoa trẻ của trường nhưng sinh viên khoa Lý luận chính trị đã thể hiện tốt tài năng và năng lực của mình. Tuy chỉ là một khoa với số lượng rất ít nhưng với sự nỗ lực và lòng quyết tâm các em đã đoạt giải ba trung cuộc, tiếp tục góp phần vào thành tích chung của khoa.

 

 

Cuộc thi đã thành công tốt đẹp, tạo thành một sân chơi bổ ích cho những sinh viên không chuyên ngoại ngữ trong toàn trường. Góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo của nhà trường, nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường đại học Tây Bắc.

ThS.: Nguyễn Hải Minh

NHẬN THỨC VỀ BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC


ThS. Vũ Diệu Linh

Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập của các nước trên thế giới đã tạo ra nhiều thời cơ và thách thức cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, để tránh tình trạng tụt hậu thì việc phát triển giáo dục và đào tạo là điều kiện tiên quyết. Trong  Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

Thchiệnquanđiểmcngvềgiáodcvàđàoto:“Giáodcchomi người”;“Xây dựng mtxãhihctập”,giáo dục đại học ViệtNamcònphảithực hiệnbưcchuyểntừ“đạihctinhhoa”sang“đạihcđạichúng”nhằmđápứng nhucầuhctập,họcthưngxuyên,hcsutđờingàycàngcaocamitầnglp nhândântrongxãhi.Conđưngtấtyếuphảithựchiệnlà“pháttriểnnhanhquy mô;đng thời phải bo đảmvchất lượng”. Muốn vậy chúng ta cần hiểu rõ được bản chất của quá trình đào tạo đại học là gì?

          Quá trình đào tạo ở đại học bao gồm: quá trình dạy học và quá trình giáo dục, trong đó quá trình dạy học là bộ phận cấu thành cơ bản, chủ yếu nhất, giữ vị trí then chốt, là biểu hiện tập trung nhất của quá trình giáo dục với các nhiệm vụ dạy học cơ bản như dạy kiến thức, nghề; dạy kĩ năng, phương pháp; dạy thái độ. Do đó, xét về thực chất, bản chất của quá trình dạy học chính là sự phản ánh về cơ bản, bản chất của quá trình đào tạo ở đại học.

a. Bản chất của quá trình dạy học ở đại học, trước hết đó là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình dạy học: hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên, trong đó:

          Hoạt động dạy của giảng viên có vai trò chủ đạo, là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên giúp sinh viên tìm tòi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân.

          Hoạt động học của sinh viên (người học) có vai trò chủ động, là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua  đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình.       

Như vậy, hai hoạt động dạy và học là dạng hoạt động tương tác đặc biệt, phản ánh tính hai mặt của quá trình dạy học đại học, chúng gắn bó, thống nhất, tác động và phối hợp với nhau tạo thành quá trình dạy học toàn diện.

b. Quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự chỉ đạo (tổ chức, điều khiển) của giảng viên.

Khác với quá trình nhận thức của học sinh phổ thông, sinh viên đại học dưới vai trò chủ đạo của giảng viên sẽ tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kĩ năng và tự làm phong phú vốn hiểu biết của mình. Đồng thời, trong quá trình học tập, các chân lý khoa học, khái niệm khoa học được sinh viên tiếp nhận, lĩnh hội không phải một cách máy móc, sao chép y nguyên mà luôn biết sáng tạo, có óc phê phán, có phủ định, hoài nghi, có sự lật ngược vấn đề, đào sâu, mở rộng. Hơn nữa, ở đại học sinh viên đã bắt đầu được tiếp xúc, tham gia vào các công trình nghiên cứu khoa học. Chính hoạt động nghiên cứu này giúp sinh viên từng bước vận dụng các tri thức khoa học đã học và tiếp thu được, các phương pháp nghiên cứu cũng như việc tự rèn luyện những phẩm chất, tác phong của một nhà nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết một cách khoa học các vấn đề do thực tiễn xá hội, thực tiễn cuộc sống đạt ra.

Như vậy, có thể khẳng định rằng sinh viên đại học ngày càng được coi như những “nhà khoa học” sản sinh ra tri thức mới hơn là những người tiêu thụ tri thức.

c. Quá trình dạy học ở đại học là một hệ toàn vẹn, cân bằng độngbao gồm ba thành tố cơ bản: khái niệm khoa học, hoạt động dạy và hoạt động học. Các thành tố này luôn tương tác với nhau theo quy luật riêng, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học; giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy và giữa lĩnh hội và tự điều khiển trong học nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy - học, hình thành và phát triển nhân cách người học theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nghề nghiệp của mỗi giai đoạn nhất định.

d. Quá trình dạy học ở đại học là hoạt động cộng tác giữa các chủ thể: thầy - cá thể trò; thầy - nhóm trò; trò - trò.

Chính sự tương tác theo kiểu cộng tác giữa dạy và học là yếu tố duy trì và phát triển sự thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học, nghĩa là của chất lượng dạy học. Dạy tốt, học tốt chính là bảo đảm được ba phép biện chứng (ba sự thống nhất) nói trên trong hoạt động cộng tác. Đó là sự thống nhất của điều khiển, bị điều khiển và tự điều khiển, có sự bảo đảm liên hệ nghịch thường xuyên bền vững.