LỜI PHẬT DẠY

 

 

 

Th.S Giáp Thị Dịu

Giảng viên Khoa Lý luận Chính trị

(Sưu tầm)

 

1. Tình yêu có thể hàn gắn mọi vết thương

“Hận thù diệt hận thù, là điều không thể có.Tình yêu diệt hận thù, là định luật ngàn thu”.

2. Bạn biết nói điều hay không có nghĩa bạn là người tốt

“Không thể khen một người là có trí tuệ nếu như người ấy chỉ biết nói và nói.Nhưng nếu ở người đó xuất hiện trạng thái bình an, lòng nhân ái và sự không sợ hãi thì đấy chính là người có trí tuệ thực sự”.

“Một con chó khôn không có nghĩa là nó chỉ biết sủa to. Cũng vậy, người tốt không có nghĩa là người chỉ biết nói những lời hay ý đẹp”.

3. Bí quyết để có sức khỏe tốt là sống trọn vẹn trong hiện tại

“Quá khứ thôi truy tầm; tương lai ngừng ước vọng; tập trung vào hiện tại".

“Bí quyết của một đời sống vui khỏe là không nuối tiếc về quá khứ, đừng lo lắng về tương lai, hãy thông minh mà sống hết mình cho giây phút hiện tại”.

4. Sự đánh thức từ bên trong

“Con đường không nằm ở trên bầu trời mà ở ngay đây, trong chính trái tim…”

5. Nói lên sự thật bằng tình thương

“Lời nói phá tan những sai lầm và hàn gắn mọi nỗi đau khi được xuất phát từ sự thật và tình thương. Sức mạnh của lời nói ấy có thể khiến cho cả thế giới của chúng ta thay đổi".

6. Khi từ bỏ là khi có mãi mãi

“Bạn sẽ chỉ mất những gì mà bạn cứ bám chặt lấy".

7. Không ai có thể đi hộ đường cho nhau

“Không ai có thể cứu mình ngoài bản thân mình.Không một ai có thể làm thay. Chúng ta phải tự bước trên con đường của chính mình”.

8. Hạnh phúc sẽ không bao giờ vơi đi khi chúng ta cùng nhau chia sẻ

“Một ngọn nến có thể thắp sáng cho hàng ngàn ngọn nên khác mà vẫn không bị tàn nhanh hơn. Cũng vậy, hạnh phúc không thể nào bị vơi đi khi chúng ta mang ra chia sẻ”.

9. Hãy tử tế và chân thành…

“Dịu dàng với người trẻ, cảm thông với người già, động viên người có chí hướng, bao dung với người mắc sai lầm.Bởi lẽ, đến một lúc nào đó trong cuộc đời, bạn cũng sẽ rơi vào tình cảnh tương tự”.

“Nhân ái với tất cả, người giàu cũng như người nghèo.Bởi vì họ, dù ít dù nhiều, đều đang chịu đựng sự đau khổ”.

“Hãy dạy chân lý Tam bảo này cho tất cả chúng sinh: luôn gìn giữ chánh tâm, chánh ngữ và cả đời tinh tấn làm điều thiện sẽ nuôi dưỡng tâm từ bi trong mỗi chúng ta”.

10. Đừng vội tin bất kì điều gì chỉ bởi vì người khác khuyên bạn phải tin

“Chớ vội tin một điều mà chỉ vừa mới được biết;Chớ vội tin một điều chỉ vì được nghe nói hay đồn đại bởi nhiều người; Chớ vội tin một điều chỉ vì nó được viết trong các kinh sách;Chớ vội tin một điều chỉ vì nó được đảm bảo bởi danh tiếng của các bậc tiền bối;Chớ vội tin một điều chỉ vì nó thuộc về truyền thống, bởi vì “truyền thống” đã bị “tam sao thất bản” qua nhiều thế hệ.”.Mà sau khi nghe, suy ngẫm và kinh nghiệm thấy rằng điều đó là đúng, không những thế còn lợi lạc cho nhiều người thì hãy hoàn toàn tin tưởng và sống hết mình cho lẽ ấy”.

11. Gieo hành độn3

SỰ HÌNH THÀNH CỦA HỆ THỐNG ĐA ĐẢNG Ở MỸ

 

 

Th.S Khổng Minh Ngọc Mai

 

Có thể gọi các Đảng phái chính trị là “đứa con ngoài ý muốn của Hiến Pháp Mỹ”. Trong những năm đầu thành lập Hợp chúng quốc Hoa kỳ, nhận thức chung của mọi người là phản đối kịch liệt các đảng phái chính trị.  Tuy nhiên, những ý muốn chủ quan không ngăn cản được việc xuất hiện các đảng phái. Tại Hội nghị lập hiến diễn ra ở Philadelphia năm 1787, các đại biểu tham dự hội nghị đã bị chia rẽ thành hai nhóm: nhóm những người theo tư tưởng liên bang và nhóm những người chống lại tư tưởng liên bang. 

Nhóm những người ủng hộ liên bang (Federalists) do Alexander Hamilton, Bộ trưởng tài chính dưới chính quyền của Tổng thống Washington đứng đầu. Phe ủng hộ liên bang phần lớn là những thương gia, chủ ngân hàng và các địa chủ bảo thủ. Họ ủng hộ việc phê chuẩn Hiến pháp và chủ trương thành lập một chính phủ trung ương đủ mạnh để thúc đẩy các lợi ích tài chính thông qua việc sản xuất và buôn bán; nâng đỡ giới công nghiệp - tài chính miền Đông Bắc. 

Nhóm những người chống liên bang do Thomas Jefferson – Bộ trưởng ngoại giao đứng đầu, bao gồm những tiểu chủ của các đồn điền ở các bang miền Trung – Tây, công nhân ở các thành thị mới xây dựng và những người nô lệ da đen ở miền Nam. Phái này ủng hộ tự do và quyền của các bang với một nền cộng hòa phi tập trung, được phân quyền cho các địa phương, đồng thời chống lại sự chuyên chính của chính phủ liên bang. 

Chính những bất đồng trên quan điểm của hai phái khi thông qua Hiến pháp, đã dẫn đến việc hình thành hai đảng vào năm 1791.

Sau khi Hiến pháp liên bang được phê chuẩn năm 1789, phái liên bang trở nên mạnh hơn và hoạt động như một đảng chính trị. T. Jefferson không được Tổng thống Washington ủng hộ nên từ chức, năm 1793, ông đã lập ra một đảng đối lập: Đảng Dân chủ - Cộng hòa (Democratic – Republican), được coi là tiền thân của Đảng Dân chủ ngày nay. Năm 1800, dưới danh nghĩa đảng này, Jefferson ra tranh cử Tổng thống và đã thắng cử, trở thành Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ.

Từ năm 1824 do những mâu thuẫn nội bộ, Đảng Dân chủ - Cộng hòa đã bị chia rẽ thành nhiều phe phái khác nhau và đến năm 1828, đảng này bị chia rẽ thành hai đảng mới là Đảng Dân chủ (Democratic Party) và Đảng Whig (Whig Party). Đây được coi là thời điểm đánh dấu sự ra đời chính thức của Đảng Dân chủ ngày nay ở Mỹ và nó trở thành Đảng chính trị lâu đời nhất trên thế giới.

Thời kỳ từ năm 1828 đến trước cuộc nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865), Đảng Dân chủ và Đảng Whig thay nhau cầm quyền. Năm 1854, một liên minh của Đảng Whig với những người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng chống chế độ nô lệ và một số đảng khác đã thành lập lên Đảng Cộng hòa. Năm 1860, Abraham Lincon trở thành Tổng thống đầu tiên và là người của Đảng Cộng hòa.

Trong hầu hết các cuộc bầu cử từ năm 1860 đến năm 1932, Đảng Cộng hòa nhận được sự ủng hộ của một bộ phận lớn cử tri và kiểm soát nhánh hành pháp trong suốt thời gian đó. Khi những người Đảng Dân chủ giành lại được chiếc ghế Tổng thống, họ cũng chỉ giữ được nó trong một thời gian ngắn. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động mạnh mẽ đến nước Mỹ, làm tê liệt nước Mỹ, làm cho chính sách của Đảng Cộng hòa hoàn toàn bị phá s%Em[urls][targetc]=

ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 

Th.S Nguyễn Thanh Thủy

 

Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm giữa ngã ba Đông Nam Châu á, là nơi giao lưu giữa các luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau, có địa hình phong phú đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi vừa đe dọa đối với cuộc sống con người. Do đó, con người thường nảy sinh tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào lực lượng tự nhiên.

Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ, nên tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh này.

Đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá đó đã tác động sâu sắc đến tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có những đặc điểm sau:

Thứ nhất,  Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo:

Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo. Có thể thấy ở Việt Nam hầu như tất cả các hình thức tôn giáo từ Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo…đến các tôn giáo thế giới có tổ chức. Đó là do điều kiện địa lý nước ta là nơi thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều luồng tư tưởng, văn hóa khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ, đồng thời là một nước có 54 dân tộc cư trú ở nhiều khu vực với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau nên Việt Nam có điều kiện du nhập nhiều tín ngưỡng tôn giáo lớn trên thế giới. Hơn nữa, bản tính người Việt vốn cởi mở, khoan dung nên cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ tộc. 

Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Công giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp.

Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính phủ năm 2012 ở Việt Nam có khoảng hơn 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng 24 triệu tín đồ của 13 tôn giáo, chiếm 27% dân số. Cụ thể:

Phật giáo: Hơn 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Công giáo: Hơn 6,2 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố.

Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam.

Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước... và một số tỉnh phía Bắc.

Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận…

Ngoài các tôn giáo trên, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới ˣc đặc điểm và tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay là cơ sở quan trọng để hoạch định các chính sách tôn giáo và thực hiện công tác tôn giáo nhằm thực hiện mục tiêu “ Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc” trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 

 

CÔNG ĐOÀN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TỔ CHỨC TẾT THIẾU NHI 1/6 VÀ TRAO THƯỞNG KHUYẾN HỌC

 

Th.S Nguyễn Thị Thu Châu

            Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 01/6, ngày28/5/2016, Công đoànkhoa Lý luận Chính trị - Trường Đại hoc Tây Bắc đã tổ chức vui Tết thiếu nhi và trao thưởng khuyến học cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con em đoàn viên công đoàn khoa. Những năm qua Công đoàn  Công đoànkhoa Lý luận Chính trị - Trường Đại học Tây Bắc luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho đoàn viên công đoàn, đồng thời thực hiện tốt phong trào của các cấp phát động, việc tổ chức vui tết thiếu nhi 01/6, Tết trung thu cho các cháu luôn được Công đoàn khoa quan tâm tổ chức hàng năm. Hiện công đoàn khoa Lý luận Chính trị có 23 đoàn viên công đoàn với 29 cháu thiếu niên, nhi đồng là con em của đoàn viên.

 

 

Vui tết thiếu nhi năm nay, các cháu đã được ôn lại lịch sử, ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, cùng vui biểu diễn văn nghệ, xem và tham gia màn ảo thuật, chơi các trò chơi có ý nghia, vui phá cỗ. Trong dịp này Công đoàn klhoa Lý luận Chính trị đã trao các xuất quà khuyến học cho các em có thành tích trong năm học 2015 – 2016, nhằm động viên, khuyến khích các em trong năm học mới đạt nhiều thành tích cao hơn nữa trong học tập.                                         

            Tổ chức vui tết Quốc tế thiếu nhi cho các cháu là việc làm thiết thực thể hiện tình yêu thương sự quan tâm, chăm sóc giáo dục con, em của tổ chức công đoàn nhân ngày lễ đặc biệt này. Đây không chỉ là việc làm mang đầy ý nghĩa, mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các tổ chức đoàn thể, các bậc cha mẹ đối với công tác giáo dục con em mình tích cực học tập, xứng đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan của Bác Hồ .

                                                                                         

 

 

KHÁI QUÁT NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI VỀ TƯ TƯỞNG THỜI ĐINH – TIỀN LÊ – LÝ – TRẦN

 

 

 

TS. Lê Thị Hương

 

Từ thế kỷ X – XIV trước sự biến đổi của lịch sử dân tộc, cùng với sự kế thừa di sản tư tưởng của thời kỳ trước, tư tưởng Việt Nam thời kỳ này có những bước phát triển mới, phù hợp với điều kiện lịch sử. Sự phát triển ấy được thể hiện:

     Thứ nhất, trình độ nhận thức vững chắc về tự nhiên, về xã hội, về cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa và tâm lý có bản sắc riêng thể hiện trong phong tục, tập quán, nếp sống và sự ứng xử giữa mọi người. 

Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, lật đổ ách thống trị của ngoại bang nhằm giải phóng dân tộc như một ngọn lửa rực cháy thể hiện rõ nét trong các áng văn thơ. Trong “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt đã khẳng định chủ quyền của đất nước và tinh thần đấu tranh bảo vệ chủ quyền ấy. Nhận thức đó chứng tỏ bước trưởng thành về mặt ý thức dân tộc của nhân dân ta từ thế kỷ thứ XI:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Dành dành đã định tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Trong “Đoạt giáo Chương Dương độ” của Trần Quang Khải đã thể hiện sự nhận thức sâu sắc về nền độc lập tự chủ của đất nước: 

“Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân Hồ

Thái bình nên gắng sức

Non nước vẫn ngàn thu”

Thứ ba, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đang tồn tại ở nước ta lúc này đã có một vị trí nhất định trong những hoạt động về tư tưởng, văn hóa của nhân dân. Khi vương triều Lý được thành lập, việc củng cố chế độ phong kiến trở thành yêu cầu cấp bách. Giai cấp phong kiến đề cao Nho giáo và sử dụng Nho giáo như một lợi khí sắc bén trên lĩnh vực chính trị, văn hóa, tư tưởng. Nho giáo dần chiếm được ưu thế trong cung đình và đi sâu vào sinh hoạt tinh thần của nước Đại Việt trên nhiều mặt, đáp ứng được yêu cầu thống trị của tầng lớp phong kiến. Phật giáo vào Việt Nam đã để lại những dấu ấn trên các mặt văn hóa tinh thần của đất nước như vấn đề bản thể của thế giới, vấn đề sống chết của con người và nêu ra cái gọi là triết lý nhập thế. Những dấu ấn đó đã tác động đến tâm lý, tư tưởng, phong tục, nếp sống của đông đảo nhân dân ở các làng xã. Đạo giáo vào Việt Nam phần nhiều ảnh hưởng đến sự mê tín trong nhân dân không đáp ứng được những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực tư tưởng.

Thứ tư, một trong những vấn đề hàng đầu mà các tầng lớp nhân dân đương thời rất quan tâm đó là vấn đề dựng nước, giữ nước, vấn đề củng cố nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia đã giành được sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Nhân dân Việt Nam thông qua đại biểu về tư tưởng của mình mà biểu thị sự nhận thức sâu sắc về quyền độc lập tự chủ về một quốc gia phong kiến và những quy luật cơ bản về một cuộc chiến tranh giữ nước nhằm bảo vệ độc lập tự chủ ấy. Một trong những quy luật của cuộc chiến tranh giữ nước là phải dựa vào dân, xây dựng được khối đoàn kết toàn dân, tổ chức nhân dân thành một lực lượng vật chất để chiến thắng kẻ thù.

Thứ năm, sự phát triển của tư tưởng Việt Nam trong thời kỳ này còn liên quan đến vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước để tổ chức và điều khiển công cuộc dựng nước và giữ nước. Trên lĩnh vực tư tưởng xuất hiện những quan niệm và kiến giải về nhà nước phong kiến, về các chuẩn mực đạo đức như vinh nhục, trung nghĩa, hiếu thuận ảnh hưởng từ Nho giáo, phù hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam để cổ vũ cho sự nghiệp xây dựng đất nước. 

Trên đây là những nét chính trong sinh hoạt tư tưởng của người Việt Nam thời kỳ Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần. Ở thời kỳ này chưa xuất hiện những mâu thuẫn mang tính quyết liệt và có ý thức mà ở đó chỉ là đối lập nhau giữa tý týởng tiến bộ và tý týởng lạc hậu, tư tưởng có giá trị góp phần vào sự phát triển của đất nước với tư tưởng bi quan, chán nản.