NHỚ NGÀY SINH NHẬT BÁC: 19/5/1890

 

                                                                      TS. Lê Thị Vân Anh (sưu tầm)

19 tháng 5, một trong những ngày in dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm trí nhân dân Việt Nam vì đó là ngày sinh người con vĩ đại nhất của dân tộc: Bác Hồ.

Ngày 18-5-1946, báo Cứu Quốc xuất bản ở Hà Nội có đăng một bài đặc biệt được bạn đọc đông đảo trong và ngoài nước hết sức chú ý. Đó là bài “Cụ Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam”. Bài báo có đoạn viết: “... Ngày 19 tháng 5 này, năm mươi sáu năm trước đây (1890) đã ra đời một con người: Hồ Chí Minh. Bằng bàn tay khéo léo và quả quyết, chính ông đã khai sinh, đã nuôi nấng nhiều đoàn thể cách mạng Việt Nam. Tinh thần hoạt động của hầu hết các chiến sỹ Việt Nam đều do bàn tay tài tình của ông hun đúc...”

Bài báo đã nói đến những cống hiến của Hồ Chủ tịch với cách mạng, đã ca ngợi Người là linh hồn, là hiện thân của cách mạng Việt Nam và nêu cao ý nghĩa to lớn của ngày 19 tháng 5.

Đó là lần đầu tiên toàn thể dân tộc Việt Nam cũng như bè bạn trên thế giới được biết ngày sinh của Hồ Chủ tịch.

Đúng ngày 19-5, nhân dân cả nước vui mừng chào đón ngày sinh của Bác. Các cháu thiếu nhi, trống ếch rộn ràng trước Bắc Bộ phủ mừng thọ Bác. Bác tặng thiếu nhi một cây bách tán, lá nhỏ xanh đậm. Khi tiếp đoàn đại biểu của Nam Bộ đang chiến đấu, Bác cảm động nói:

“... Tôi xin cảm ơn các anh chị Nam Bộ đến chúc thọ tôi. Thật ra các báo chí ở đây làm to lên cái ngày sinh của tôi, chứ tuổi 56 chưa có gì đáng được chúc thọ, cũng hãy còn như thanh niên cả, mà trước các anh chị, trước cảnh êm vui ở Bắc đây, tôi thấy lấy làm xấu hổ vì trong Nam chưa được thái bình...”

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, sau về quê nội là làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh.

Cụ thân sinh ra Người là Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929). Đỗ phó bảng năm 1901, bị ép làm quan, nhưng vốn có tinh thần yêu nước và khẳng khái, cụ Nguyễn Sinh Sắc bị chúng cách chức. Cụ vào Nam Kỳ làm nghề bốc thuốc, sống thanh bạch cho đến lúc qua đời.

Thân mẫu của Người là cụ Hoàng Thị Loan (1868-1900), là người phụ nữ trung hậu, đảm việc, chịu thương, chịu khó nuôi con.

Chị cả của Bác là bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), tức Bạch Liên nữ sĩ. Trong hồ sơ của mật thám Pháp, bản lý lịch của Nguyễn Tất Thành khi xin vào xưởng Ba Son (1911), có ghi: “Nguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên sống độc thân có liên lạc với quân phiến loạn ở Nghệ Tĩnh, lầy trộm 3 khẩu súng trong trại lính Vinh, đã bị kết án 9 năm khổ sai...”

Anh ruột của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tất Đạt (1888-1950) cũng từng tham gia phong trào chống Pháp và bị tù đày.

Từ 1890 đến 1901 Bác sống ở quê ngoại, cách làng Kim Liên quê nội không xa. Tên khai sinh của Bác là Nguyễn Sinh Cung. Người thầy có ảnh hưởng nhất trong tuổi ấu thơ của Người là cử nhân Vương Thúc Quý. Cụ Quý là bạn thân của cụ Phó bảng Sắc và là con thủ lĩnh Chung nghĩa binh Vương Thúc Mậu thời Cần Vương. Đội nghĩa binh của Vương Thúc Quý chiến đấu quanh vùng núi Chung (Nam Đàn), khi bị Pháp vây bắt, cụ Vương Thúc Quý đã nhảy xuống ao hy sinh ngay ở làng Sen cạnh nhà Bác.

Chính ở ngôi nhà nhỏ ở làng Sen, trước khi bước vào mái trường Quốc [rules][core.edit.state][1]=

VÀI NÉT VỀ BẦU CỬ Ở MỸ

 

Th.S Lò Minh Thảo

 

Hoạt động bầu cử là cuộc chạy đua của các ứng cử viên thuộc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa để giành những vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước do dân bầu cử, nhất là vị trí Tổng thống nắm quyền điều hành Nhà trắng. Những đảng khác có đưa người ra tranh cử, nhưng đều thất bại. Từ những công đoạn đầu tiên đến công đoạn cuối cùng, ở mọi thời điểm hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa luôn chú trọng việc chi phối, giữ vai trò chủ đạo bằng nhiều hình thức và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chiến thắng trong cuộc bầu cử. Với hoạt động bỏ phiếu của cử tri, hoạt động tranh cử ở Mỹ sôi động và rất quyết liệt. Biểu hiện rõ nét của sự sôi động đó là những tin tức về cuộc tranh cử trực tiếp hay gián tiếp của các đảng phái đều được đưa ngay lên các phương tiện truyền thông đại chúng vào thời gian trước tổng tuyển cử. 

Luật pháp Mỹ qui định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4 năm một lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên của tháng 11. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2/11, muộn nhất ngày 8/11. Cứ hai năm một lần, người Mỹ đi bầu lại tất cả 435 thành viên Hạ viện và khoảng 1/3 trong số 100 thành viên của Thượng viện. Nhiệm kỳ của các thượng nghị sĩ kéo dài 6 năm [53]. 

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được coi là kéo dài và phức tạp nhất thế giới. Quá trình bầu cử gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn bầu chọn các ứng cử viên của các đảng gọi là bầu cử sơ bộ (primary election) và giai đoạn chính thức bầu Tổng thống trong số các ứng cử viên gọi là tổng tuyển cử (general election).

Các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức trước khi diễn ra tổng tuyển cử để quyết định ứng cử viên của đảng tham gia tổng tuyển cử. Đây là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh trong nội bộ đảng mình, với mục đích trở thành người đại diện duy nhất của đảng trong cuộc bầu cử. Giai đoạn vận động tiến cử kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 của năm diễn ra cuộc bầu cử. Tuy nhiên, trước khi tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống, các ứng cử viên của các đảng phải trải qua các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn khởi đầu

Đây là giai đoạn mà một chính trị gia có tham vọng trở thành Tổng thống Hoa Kỳ sẽ thành lập một uỷ ban. Uỷ ban này sẽ tìm hiểu, thăm dò triển vọng của vị chính trị gia đó và quyên góp tiền bạc để vận động tranh cử. Nếu như không giành được sự quan tâm của cử tri, thì họ sẽ tự động rút lui. Nếu kết quả khả quan thì họ sẽ ra ứng cử Tổng thống.

+ Giai đoạn vận động ứng cử

Đây là giai đoạn các ứng viên (thuộc cùng một đảng) cạnh tranh trong nội bộ đảng để được chọn là ứng viên duy nhất ra tranh chức Tổng thống với đảng khác. Các ứng viên phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc để quảng cáo, tuyên truyền, vận động các cử tri ủng hộ cho mình.

Các ứng viên tổ chức vận động ở các bang để kêu gọi cử tri ủng hộ mình. Tại mỗi bang, cử tri chọn ra đại diện của bang đi dự đại hội đảng toàn quốc. Có hai cách thức chọn đại diện:

•Một số bang chọn cách bỏ phiếu kín (còn gọi là Caucus): ban lãnh đạo đảng họp để chọn ra đảng viên tích cực; những người đư%E năng vận động công chúng qua cuộc đua tranh cử về hình ảnh, lời nói. Bất cứ cuộc bầu cử nào tại Mỹ đều cần đến ba yếu tố quyết định phần thắng của ứng cử viên: Thứ nhất, là khả năng vận động tài chính của mỗi đảng. Thứ hai, là đưa ra những chính sách thuyết phục cử tri. Thứ ba, vận động quần chúng thông qua hình ảnh, lời nói. Nếu hai yếu tố: tài chính, chính sách tạo ra sự quyết định trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng của các ứng cử viên thì việc xây dựng hình ảnh của ứng cử viên với quần chúng là yếu tố quyết định phần thắng một cách khách quan bởi nó tác động vào đối tượng cử tri chưa có quyết định rõ ràng trong cuộc bỏ phiếu.

 

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG THANH NIÊN

 

Th.S Cao Thị Hạnh

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước. Để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi lịch sử dân tộc trong bối cảnh mới, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Trên hành trình trải qua trên 30 quốc gia, khắp năm Châu bốn Biển, cùng với hoạt động nghiên cứu lý luận sâu sắc và hoạt động thực tiễn phong phú, Người đã bắt gặp ánh sáng chân lý của thời đại - con đường cách mạng vô sản.

Từ những năm  20với tên là Lý Thụy (tháng 12/1924), Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) tìm hiểu những người Việt Nam yêu nước đang bí mật hoạt động chống thực dân Pháp. Người đặc biệt chú ý tới các thành viên trong tổ chức Tâm Tâm xã (gồm có: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn,Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái, Đặng Xuân Hồng, Trương Quốc Huy…). Qua tiếp xúc với những thanh niên trong Tâm Tâm xã, Nguyễn Ái Quốc thấy lòng yêu nước nồng nàn đang sôi sục trong lớp trẻ này và về thời gian họ có thể phục vụ cuộc cách mạng lâu dài hơn, bảo đảm làm nòng cốt cho phong trào được liên tục.

Tháng 6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã sáng lậpHội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – tổ chức cách mạng đầu tiên ở nước ta theo xu hướng chủ nghĩa cộng sản khoa học. Hội có chính cương, Chương trình hành động và Điều lệ tóm tắt. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Tại Quảng Châu, Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã mở các lớp huấn luyện chính trị, chọn những thanh niên ưu tú trong nước và những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài để huấn luyện. Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp phụ trách tổ chức và huấntify; text-justify: inter-ideograph; line-height: 150%;">2. Giáo Trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội , 2011.

3. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội , 2011.

 

 

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH 85 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

 

 

Th.S Lèo Thị Thơ 

 

Trải qua 85 năm xây dựng và trưởng  thành (1931-2016),  Đoàn TNCS Hồ Chí  Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã  thực sự  trở  thành lực lượng xung kích,  tiên phong  trong công cuộc giải phóng dân  tộc cũng như xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc hiện nay. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là cánh tay phải đắc lực của Đảng: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”.

Những năm  tháng đầu  tiên

Ngay sau khi  thành lập  Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930) nhận  thức được tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai, họp từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931 tại nhà số 236, đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) do đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và chỉ thị cho tổ chức Đảng ở các địa phương phải quan tâm đến việc xây dựng Đoàn Thanh niên.

  Tại hội nghị này, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã được thành lập và từ đó trải qua các giai đoạn với các tên gọi khác nhau: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương, Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương, Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Xuất phát từ sự kiện đặc biệt đó, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba, họp từ ngày 22 - 25/3/1961 tại Hà Nội, đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là Ngày thành lập Đoàn.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh (áo đen, giữa) tại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn

 

Vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM  trong lịch sử 

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nghe  theo  tiếng gọi  thiêng liêng của Tổ quốc, dưới sự lãnh đao của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã hăng hái lên đường chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước với khẩu hiệu: “không có gì quý hơn độc lập tự do”, tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, Mà lòng phơi phới dậy tương lai!”, và  quyết tâm “Đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập”,  trên  trận  tuyến chống quân  thù, nhiều người đã anh dũng hy sinh vĩnh viễn để lại  tuổi  thanh xuân của mình  trên chiến  trường vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Nhiều đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã  trở  thành những tấm gương sáng  tiêu biểu cho  tài năng,  trí  tuệ và  tinh  thần Việt Nam như: anh hùng Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi, Cù Chính Lan, Nguyễn Viết Xuân.... Và sự hy sinh cao cả của các anh các chị cho sự nghiệp giải phóng dân  tộc là vô giá,  trở  thành niềm  tự hào và kiêu hãnh của cả dân tộc Việt Nam.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thanh niên Việt Nam  tiếp  tục là lực lượng xung kích đi đầu trong xây dựng và phát triển đất nước với các phong  trào và cuộc vận động  tiêu biểu như: “thanh niên lập nghiệp”,“tuổi trẻ giữ nước”,“Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ” thực hiện“6 điều Bác Hồ dạy”,“Đoàn kết 3 lực lượng”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Sản xuất, kinh doanh giỏi”, “3 mục tiêu dân số, sức khỏe, môi trường”, “Dạy tốt, học tốt”.“Học vì ngày mai lập nghiệp”…thu hút hàng triệu đoàn viên thanh niên tham gia hưởng ứng  tích cực, nhiều đoàn viên,  thanh niên đã trở  thành tấm gương điển hình trong học  tập, nghiên cứu khoa học,  trong lao động, sản xuất, phát  triển kinh  tế,  trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc...

 

   

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai  trò của  thanh niên, Người đã dành cho thanh niên những  tình cảm chân  thành và niềm  tin đặc biệt, Bác nói “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”;  thấm nhuần lời dạy của Bác, 85 năm qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã hoàn  thành xuất sắc sứ mạng lịch sử mà Đảng và Bác Hồ giao phó, là lực lượng  tiên phong đi đầu  trong các phong  trào, sẵn sàng lãnh bất cứ  trách nhiệm gì mà Đảng giao phó. Lại một mùa xuân nữa lại đến, chúng  ta có  thể   tin  tưởng và  tự hào vào  thế hệ  trẻ với sức  trẻ,  tài năng và  trí  tuệ sẽ  tiếp bước cha anh đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, để xứng đáng với niềm  tin yêu của Đảng và Bác Hồ.

 

 

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26/3 LIÊN CHI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

 

 Th.S Đỗ Huyền Trang

 

 Ngày 26/3/1931,  ngày Thành lập Đoàn TNCS Đông Dương, nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trở thành ngày vô cùng ý nghĩa với lớp lớp các thế hệ trẻ Việt nam. Vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được chứng minh, khẳng định qua suốt chiều dài lịch sử của Đất nước.

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn coi trọng vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhiều thập kỷ đã trôi qua, biết bao thế hệ TNVN đã nối vòng tay lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Đoàn, tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng… hết lòng phục vụ nhân dân. Dũng cảm trong chiến đấu, luôn học tập lao động hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đoàn ta đã được mang những cái tên khác nhau, trong những thời kì khác nhau. Để mỗi thời kỳ phù hợp với mỗi nhiệm vụ mang tính lịch sử. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xứng đáng là đội hậu bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, là tổ chức của  những người Cộng sản trẻ tuổi, có sức khỏe, có lí tưởng, có nhiệt huyết để cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Tiếp tục truyền thống của ĐTNCS Hồ Chí Minh qua bao nhiêu thế hệ, ĐTN trường Đại học Tây Bắc nói chung, Liên chi đoàn khoa Lý luận Chính trị nói riêng đã không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ đoàn viên có tài và có đức, luôn luôn phấn đấu trong công tác cũng như trong học tập.

Hướng tới chào mừng 85 năm ngày thành lập ĐTNCS Hồ Chí Minh 26/3/931-26/3/2016 ,Thực hiện kế hoạch số 07 KH-ĐTN của Đoàn trường Đại học Tây Bắc;Thực hiện kế hoạch  năm học 2015– 2016 của Liên chi đoàn Khoa Lý luận chính trị;  Căn cứ kế hoạch số 559/KH-ĐHTB-CTCT ngày 6/10/2011 của Phòng CTCT về việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, giới tính và sức khỏe sinh sản cho sinh viên của nhà trường tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho Đoàn viên thanh niên, giúp đoàn viên thanh niên có cơ hội giao lưu, học hỏi và trải nghiệm bản thân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.

Liên chi Đoàn khoa Lý luận chính trị đã và đang tiến hành tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm chào mừng kỷ niệm ngày lễ lớn như: Triển khai các hoạt động của Đoàn trường, Tổ chức hội nghị về: Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho sinh viên; Hội nghị tuyên truyền và tìm hiểu pháp luật, tìm hiểu về vấn phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Sơn La; Tiến hành thi đua khen thưởng cấp Liên chi; Các hoạt động thường nhật ( bảng tin, phát triển Đảng, Lao động vệ sinh….)

 Thông  qua đợt sinh hoạt chính trị mang ý nghĩa to lớn này các đoàn viên thanh niên luôn phấn đấu, nhiệt huyết để nối tiếp những thành công của thế hệ cha anh, phấn đấu xây dựng vững mạnh hơn nữa Liên chi đoàn cũng như tiếp bước thành công của Đoàn trường Đại học Tây bắc, Tỉnh đoàn Sơn La.